Câu ghê rợn trong phòng phẫu thuật

Nghe tiếng hét thảm trong phòng phẫu thuật, hai vợ chồng vội vàng chạy tới, thế nhưng con gái họ đã tái nhợt, toàn thân lạnh toát...
Một bé gái 4 tuổi đến từ Trung Quốc không may mắc bệnh bạch cầu và được điều trị tại Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến. Người cha rơm rớm nước mắt kể lại, khi đưa con vào phòng phẫu thuật thì bất ngờ nghe tiếng hét thảm bên trong, vội chạy vào thì thấy con tiểu không tự chủ và tử vong.
Theo ý kiến giám định tư pháp do cơ quan kiểm tra bên thứ ba đưa ra, nguyên nhân chính là do lỗi của các nhân viên y tế.
Người cha cho biết, cuối năm ngoái, cô con gái 4 tuổi của anh bị sốt liên tục nên được đưa đến bệnh viện ở Hạ Môn khám, nằm viện hơn 20 ngày, sức khỏe của bé trở lại bình thường trước khi xuất viện. Tháng 3 năm nay, anh lại đưa con gái đến bệnh viện khám thì phát hiện máu không bình thường nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Cau ghe ron trong phong phau thuat
 
Ngày 13/3, người cha đưa con đến Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Hạ Môn để kiểm tra lại, tìm ra nguyên nhân và đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.
Kể từ đó, bé được điều trị trong bệnh viện và bác sĩ nói với gia đình rằng quá trình điều trị sẽ trải qua tổng cộng 13 giai đoạn. Giai đoạn 1 điều trị tổng cộng 47 ngày, 5 ngày sau xuất viện, họ đến bệnh viện điều trị giai đoạn 2 kéo dài 14 ngày.
Người cha nói: "Sau khi kết thúc điều trị hai giai đoạn, bác sĩ thấy con gái tình trạng tốt và nói rằng bé đã hồi phục được 95%. Đợt điều trị tiếp theo sẽ là điều trị củng cố".
Mới đây, người cha tiếp tục đưa con gái đến bệnh viện để điều trị đoạn thứ ba, nhưng trong giai đoạn này, tai nạn xảy ra.
Vào ngày xảy ra sự việc, để đánh giá hiệu quả của hóa trị liệu, theo yêu cầu của bác sĩ, bé gái đã được chọc hút tủy xương. Tuy nhiên, hơn mười phút sau khi bé gái vào phòng phẫu thuật, trong phòng đột nhiên chỉ có tiếng hét thảm thiết rồi không có âm thanh gì, sau đó một nhóm rất đông y tá từ một cửa khác vào phòng phẫu thuật.
Hai vợ chồng cũng ý thức được đã xảy ra chuyện, vội vàng chạy tới, thế nhưng con gái họ đã tái nhợt, toàn thân lạnh toát, thậm chí còn không tự chủ được chuyện đi vệ sinh.
Khó có thể chấp nhận kết quả này, người cha khẳng định, sau 2 đợt điều trị đầu tiên, con gái anh đã hồi phục rất tốt, gần như người bình thường và tăng được 1kg. Trước khi phẫu thuật, con gái hoạt bát đã giao lưu với nhiều người, chụp ảnh với y tá trưởng, đạp xe đạp trẻ em ở hành lang hơn 40 phút, tuy nhiên, cuộc sống tươi tắn ấy đã bị một ca phẫu thuật nhỏ cướp đi.
Người cha tin rằng cái chết của đứa trẻ là do bác sĩ Quy Bồi Sinh gây ra. Được biết, bác sĩ Quy Bồi Sinh tốt nghiệp một trường y ở Trung Quốc đại lục và chưa tham gia khóa đào tạo tiêu chuẩn trước khi trở thành bác sĩ nội trú.
Theo người cha: "Ca phẫu thuật ngày hôm đó, vợ chồng chúng tôi đặc biệt nhờ bác sĩ trực tự mình làm, vì lý do này, chúng tôi cũng tự tay bế con gái đến gặp bác sĩ trực, sau nhiều lần dặn dò, bác sĩ cũng đồng ý, nhưng lúc đó không phải bác sĩ trực ca phẫu thuật thực hiện. Báo cáo y tế cho thấy bác sĩ Quy Bồi Sinh đâm vào thành tim sai vị trí, sau đó khi tiếp tục tiêm, vị bác sĩ này lại đâm vào màng ngoài tim, ở cách vị trí thực tế hơn 10 cm".
Người cha vô cùng tức giận và khó hiểu: "Lúc đó con gái tôi hấp hối. Tại sao không đưa con gái tôi đến ICU để cấp cứu mà lại hồi sinh tim phổi 40 phút trong phòng mổ mà không có bất kỳ thiết bị cứu hộ nào. Thế nhưng, khi người nha thắc mắc, bệnh viện cho biết ca mổ do nhân viên y tế có trình độ vận hành thực hiện".
Nhớ lại thái độ của bệnh viện lúc đó, người cha càng tức giận: "Lúc xảy ra sự việc, bệnh viện không nhận trách nhiệm và yêu cầu chúng tôi nhanh chóng khám nghiệm tử thi, sau khi xảy ra sự việc, họ cũng không hề xin lỗi hay gọi điện để chia buồn".
Để tìm công lý cho con, gia đình đã liên hệ với sở y tế, công an và các ban ngành khác. Vào ngày 18/5, dưới sự hòa giải của nhiều ban ngành, bệnh viện và các thành viên trong gia đình đã ủy quyền cho Phòng thí nghiệm Tư pháp của Công ty TNHH Giám định Phúc Kiến tiến hành khám nghiệm tử thi.
Ngày 1/7, cơ quan này chính thức công bố kết quả báo cáo. Báo cáo cho thấy bên y tế có 3 thiếu sót, thứ nhất là bên y tế thông tin chưa đầy đủ. Đối với chọc tủy xương, có thể chọn gai chậu trước trên, gai chậu sau trên, xương ức, mỏm gai thắt lưng, v.v...Sau xương ức có tim và các mạch máu lớn tương ứng nên chọn chọc xương ức nhưng mẫu chấp thuận về việc chọc hút tủy xương không chứa thông tin này.
Thứ hai là sự chuẩn bị trước mổ của bên y tế chưa đầy đủ. Trong hồ sơ không có mô tả "cố định kim chọc xương ở độ dài phù hợp (ví dụ: Mô tả cố định chiều dài kim chọc xương là 1 cm)" nên cho rằng có thiếu sót trong quá trình chuẩn bị trước phẫu thuật.
Thứ ba là thao tác trong mổ chưa được chuẩn hóa. Theo khám nghiệm tử thi và xét nghiệm mô bệnh học, tim có chỗ chảy máu giống như lỗ kim, chứng minh nhân viên y tế đã thao tác không đúng kỹ thuật trong quá trình chọc tuỷ.
Ý kiến thẩm định cuối cùng cho rằng Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Hạ Môn đã có lỗi trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bé gái, giữa lỗi sai và tỷ lệ tử vong có mối quan hệ nhân quả từ 95%.
"Sau khi có báo cáo khám nghiệm tử thi, sự việc rõ ràng nhưng bệnh viện đã không tích cực giải quyết", cha bé gái nói, họ chỉ hứa sẽ bồi thường. Vài ngày sau lại nói sẽ chỉ chịu một nửa trách nhiệm nhưng gia đình không chấp thuận. Kể từ đó, bệnh viện không bao giờ chủ động liên lạc với gia đình, gia đình chủ động gọi điện nhưng bệnh viện không bắt máy.
Sau nửa tháng chờ đợi, thấy bệnh viện không tích cực giải quyết, người cha cho biết: "Tôi không còn cách nào khác là phải làm thủ tục tố tụng dân sự. Bệnh viện nói rằng ca phẫu thuật được thực hiện bởi các nhân viên y tế có trình độ nhưng tôi không tin. Hiện tôi đang đi theo con đường tư pháp và tôi tin rằng luật pháp là công bằng".
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Tại sao bác sĩ mặc áo blouse trắng khám bệnh, áo xanh khi phẫu thuật?

 

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN