Cá vây tay hồi sinh và có thể sống thọ hơn 100 năm
Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương ăn nhiều loại cá cùng động vật chân đầu, bao gồm mực ống và mực nang
Theo An ninh thủ đô
-
-
Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương hay còn gọi là cá vây tay châu Phi (Latimeria chalumnae) hoặc "Gombessa" ở quần đảo Comoros.
-
Cá vây tay là loài cá có xương cổ đại sống ẩn dật dưới biển sâu được tìm thấy ngoài khơi châu Phi và Indonesia. Cá vây tay lần đầu tiên xuất hiện trong hóa thạch cách đây 400 triệu năm ở kỷ Devon (khoảng 419 - 358 triệu năm trước), và ngừng xuất hiện vào thời gian khủng long phi điểu tuyệt chủng.
-
Các nhà khoa học nghi ngờ loài vật cực kỳ nguy cấp này tuyệt chủng cách đây hơn 65 triệu năm, cho tới khi cá vây tay Tây Ấn Độ Dương (Latimeria chalumnae) được phát hiện sống ngoài khơi Nam Phi năm 1938.
-
Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 2 mét và nặng khoảng 90 kg.
-
Đặc điểm sinh học của loài cá này cho thấy chúng có khả năng sống rất thọ.
-
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, cá vây tay Tây Ấn Độ Dương có thể sống đến khoảng hơn 100 năm, thông qua việc đếm cấu trúc canxi hóa ở vảy của chúng, tương tự như việc đếm vòng sinh trưởng ở cây. Điều này trái ngược với những đặc điểm khác của chúng, bao gồm tốc độ trao đổi chất chậm và hấp thụ ít oxy.
-
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cá vây tay trưởng thành chậm và có thời gian mang thai lên đến 5 năm, là thời gian dài nhất trong số các động vật có xương sống.
-
Do loài vật nguyên thủy này có nhiều vây giống chiếc chân, nhiều nhà khoa học cho rằng cá vây tay có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa từ cá tới động vật trên cạn.
-
Điều đặc biệt là chúng có khả năng săn mồi trong lúc lộn ngược đầu, nhờ vào cấu trúc xương đặc biệt của chúng.
-
Ngoài ra, loài cá vây tay cũng được phát hiện lại ở Indonesia vào năm 1997 và được đặt tên khoa học là L. menadoensis.
-
Điều này cho thấy rằng loài cá này có sự phân bố rộng rãi trong các khu vực biển.
-
Cá vây tay Tây Ấn Độ Dương được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp theo Sách đỏ IUCN
Theo An ninh thủ đô
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile