Biết gì về con mỉu trong câu “Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào“?

Trong câu "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", tại sao con mèo ở vế sau là được gọi là "con mỉu"? Trong tiếng Việt, từ "mỉu" không được dùng trong giao tiếp hàng ngày, cũng chẳng hiện diện trong cuốn từ điển nào cả...
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?
Gặp tình huống chưa biết ai sẽ hơn ai, ai sẽ thắng ai, dân ta thường ví von bằng câu thành ngữ "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào". Hẳn nhiều người cũng hiểu nghĩa đen của thành ngữ này là "chưa biết con mèo nào sẽ cắn con mèo nào".
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-2
Nhưng tại sao ở câu này, con mèo lại được gọi là con "mỉu"? Trong tiếng Việt, "mỉu" không được dùng trong giao tiếp hàng ngày, cũng chẳng hiện diện trong các cuốn từ điển. Nơi duy nhất nó xuất hiện chính là câu thành ngữ đã đề cập.
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-3
Để hiểu được từ "mỉu" này, cần phải biết một trong những đặc điểm của thành ngữ là thường có sự đối ứng giữa các thanh bằng với thanh trắc, hay ngược lại, ở hai vế. Ví dụ như câu "Ao sâu cá cả", "Lươn ngắn chê chạch dài"...
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-4
Trở lại thành ngữ "Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", hai vế "mèo nào" và "mỉu nào" đối với nhau qua từ "cắn". Ở hai vế này có sự đối ứng của thanh bằng là "mèo" với thanh trắc là "mỉu".
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-5
Từ "mỉu" ở đây có nguồn gốc từ từ "miu", là tên mà người Việt từ xưa đến nay hay đặt cho các chú mèo, đặc biệt là mèo con. Còn từ "miu" lại có nguồn gốc từ từ "miêu", nghĩa là con mèo trong từ vựng Hán Việt.
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-6
Trong câu "mèo nào cắn mỉu nào“, thanh trắc của từ "mỉu" đã làm nổi bật sự tương phản với vế thanh bằng của từ "mèo" ở vế đầu, mà nếu là từ "miu" thì không thể tạo ta hiệu ứng đó được ("mèo nào cắn miu nào"!?).
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-7
Có thể nói, "mèo" và "mỉu" tuy cùng là một con nhưng khi đọc lên ở câu "mèo nào cắn mỉu nào“ vẫn thấy toát lên sự đối chọi mang tính hơn thua giữa hai con mèo đang đánh nhau chí chóe.
Biet gi ve con miu trong cau “Chua biet meo nao can miu nao“?-Hinh-8
Ngoài ra, sự biến âm “miu” thành “mỉu” cũng khiến cho câu thành ngữ mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện óc hài hước và sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của cha ông ta xưa.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN