|
Họa sĩ người Italy Giuseppe Castiglione (1688-1766) còn được biết đến với tên gọi Lang Thế Ninh (trong ảnh). Ông tới Trung Quốc truyền giáo vào những năm 1710. Vào năm 1715, vua Khang Hy triệu kiến Lang Thế Ninh. Khi ấy, Khang Hy không tán thành tôn giáo của Lang Thế Ninh nhưng yêu khoa học nghệ thuật nên phái ông làm họa sĩ cung đình. Theo đó, ông phục vụ 3 đời vua triều Thanh: vua Khang Hy, vua Ung Chính và hoàng đế Càn Long. |
|
Trong hơn 50 năm ở Trung Quốc, Lang Thế Ninh trở thành một trong những họa sĩ cung đình nổi bật nhất lịch sử với nhiều tác phẩm vẽ vua Khang Hy, vua Ung Chính, vua Càn Long và nhiều phi tần trong hậu cung. Ngoài ra, ông cũng vẽ tranh phong cảnh, cảnh binh sĩ nhà Thanh ra trận... |
Khi tìm hiểu về cuộc đời Lang Thế Ninh, giới nghiên cứu phát hiện một sự thật gây kinh ngạc. Đó là họa sĩ người Italy này đã bí mật vẽ một bức tranh chân dung vua Càn Long khi trở về nơi ở của mình.
|
Lang Thế Ninh cất giấu bức tranh đó trong suốt nhiều năm. Từ đây, nhiều người tò mò dung mạo của hoàng đế Càn Long cũng như lý do vì sao họa sĩ này lại làm chuyện "động trời" như vậy. |
|
Theo các chuyên gia, dưới thời phong kiến, những bức tranh vẽ hoàng đế đều có những người phụ trách, quản lý cẩn thận. Dung mạo của hoàng đế cũng không có ai được phép bàn luận, thậm chí vẽ và lưu truyền ra bên ngoài. |
|
Các họa sĩ cung đình phụ trách vẽ chân dung, cảnh vui chơi đời thường của hoàng đế cũng không được phép giữ bất cứ tác phẩm nào dù đó là bức tranh tâm đắc của mình. Nếu người nào cả gan lấy trộm hoặc cất giữ tranh của nhà vua thì sẽ có thể phải trả giá bằng tính mạng. |
|
Bất chấp những quy định nghiêm ngặt của triều đình nhà Thanh, Lang Thế Ninh đã bí mật vẽ một bức tranh chân dung hoàng đế Càn Long tại nơi ở của mình để giữ làm của riêng. |
|
Sở dĩ Lang Thế Ninh có thể vẽ được dung mạo của vua Càn Long dù ông hoàng này không ngồi trước mặt làm mẫu là vì họa sĩ người Italy từng nhiều lần có cơ hội diện kiến hoàng đế. Do vậy, dung mạo của Càn Long đã in sâu vào tâm trí của Lang Thế Ninh. Từ đó, họa sĩ này có thể vẽ chân dung vua Càn Long mà không cần có người thật ở trước mặt. |
|
Do biết phạm phải vào điều cấm kỵ của triều đình nên Lang Thế Ninh giấu kín bức tranh chân dung vua Càn Long trên trong suốt nhiều năm. |
|
Ngày nay, bức tranh mà Lang Thế Ninh âm thâm vẽ không để ai biết được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Ngân Xuyên. Theo đó, công chúng có thể chiêm ngưỡng dung mạo của hoàng đế Càn Long có một số khác biệt so với nhiều bức tranh khác. |
Mời độc giả xem video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp. Nguồn: VTV1.