|
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, một số nền văn minh như Ai Cập, Hy Lạp, Aztec, Trung Quốc... tin rằng linh hồn có thật. Sau khi một người qua đời, linh hồn của họ sẽ sang thế giới bên kia. Từ đây, nhiều phong tục độc đáo liên quan đến thế giới bên kia xuất hiện. Trong số này có phong tục đốt tiền giấy cho người đã khuất nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. |
|
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục đốt tiền giấy xuất hiện đầu tiên trong những đám tang ở Trung Quốc vào thế kỷ 7. |
|
Trước đó, người dân Trung Quốc có tập tục tuẫn táng (tức chôn người sống theo người chết để họ sang thế giới bên kia hầu hạ). Tuy nhiên, theo thời gian, tập tục này bị đánh giá là vô nhân đạo nên dần xóa bỏ. Từ đây, phong tục đốt tiền giấy, vàng mã xuất hiện. |
|
Do vậy, vào những ngày đặc biệt như lễ Thanh minh, giỗ chạp, ngày rằm, các gia đình thường đốt tiền giấy, vàng mã cho người đã khuất. |
|
Theo quan niệm của người xưa, tiền giấy được đốt cho người ở thế giới bên kia là loại tiền độc nhất vô nhị. Do là loại tiền chỉ dành cho linh hồn người quá cố sử dụng ở cõi âm nên chúng có ý nghĩa đặc biệt. |
|
Linh hồn người quá cố sẽ dùng tiền giấy được người thân trong gia đình, bạn bè đốt cho để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở thế giới bên kia. |
|
Nhờ số tiền giấy đó, linh hồn người quá cố sẽ có cuộc sống dư giả ở cõi âm. Đồng thời, việc người thân đốt tiền giấy cho người đã khuất chứng tỏ gia đình, các thế hệ con cháu không lãng quên họ. |
|
Thêm nữa, nhận được nhiều tiền giấy do con cháu gửi, người quá cố sẽ phù hộ cho gia đình, người thân. |
|
Vì vậy, tập tục đốt tiền giấy, vàng mã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại đến ngày nay. |
Mời độc giả xem video: Đa dạng sản phẩm vàng mã: Văn hóa hay biến tướng? Nguồn: VTV1.