Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều phải trải qua tình trạng căng thẳng khác nhau trong cuộc sống. Người bị căng thẳng quá mức nên nói chuyện với bác sĩ để điều trị phù hợp.
Suy nhược thần kinh thường được điều trị bằng thuốc và thay đổi một số thay đổi lối sống như giảm áp lực công việc, đi dạo, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, thiền cũng góp phần kiểm soát bệnh. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy nhược thần kinh gồm:
Khó tập trung
Suy nhược thần kinh có thể ảnh hưởng đến cả tâm trí và cơ thể. Căng thẳng do suy nhược kéo dài có khả năng dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến trí nhớ và khó tập trung. Trong trường hợp suy nhược nặng, cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol gây mất trí nhớ.
|
Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo suy nhược thần kinh |
Mất ngủ
Một số người bị căng thẳng quá mức dễ mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc. Khi thiếu ngủ, não và cơ thể không thể phục hồi khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Mệt mỏi
Stress thường là nguyên nhân làm cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Người bị suy nhược thần kinh cũng dễ mệt mỏi do không ngủ đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều. Theo thời gian, tình trạng kiệt sức mạn tính cùng với căng thẳng gây suy nhược thần kinh trầm trọng hơn.
Thay đổi khẩu vị
Một số người giải quyết căng thẳng bằng cách ăn nhiều hơn, thích ăn đồ ngọt để tăng cảm giác vui vẻ, thoải mái. Điều này có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn. Những người khác lại mất cảm giác ngon miệng do stress.
Vấn đề về tiêu hóa
Stress, lo lắng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như chuột rút, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Với người mắc hội chứng ruột kích thích, tình trạng này có thể làm bệnh bùng phát, khó chịu đường tiêu hóa.
Ảo giác
Trong một số trường hợp, căng thẳng tột độ do suy nhược thần kinh gây ra ảo giác như nghe hoặc nhìn thấy những thứ không thực sự tồn tại.
ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)