-
1. Trước hết cần hiểu đôi nét về Tết của chúng ta. Bạn có biết cái tên Nguyên Đán từ đâu mà có không?
-
Ngày xưa chúng ta bị phương Bắc đô hộ hơn 1.000 năm, vì thế mà văn hóa của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ họ. Cái tên Nguyên Đán là phiên âm từ tiếng Hán, có ý nghĩa Tết "bắt đầu buổi sáng", một cái tên bình yên, trong lành.
-
2. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi khác là “Lễ hội mùa xuân”.
-
Lí do là bởi dù thời tiết lạnh giá nhưng thời điểm này (khoảng mùng 4 – 18/2) lại đánh dấu sự kết thúc thời khắc lạnh nhất của mùa đông, bắt đầu những điều mới mẻ phía trước khi mùa xuân đến.
-
3. Tết Nguyên đán là dịp lễ đón chào năm mới của 1/5 dân số trên thế giới.
-
Dịp nghỉ tết Âm lịch có ở các quốc gia sau: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia, Triều Tiên, Brunei, Singapore, Hong Kong và Macau; chiếm 1/5 dân số thế giới.
-
4. Từ nhỏ bạn có được ông bà mình dặn dò Tết không được cầm chổi quét nhà không? Người xưa quan niệm rằng 3 mùng của ngày Tết, những thứ trong nhà điều là tiền tài của cả năm, trong nhà càng nhiều rác tức là năm đó càng thu về nhiều tiền.
-
Thế nên họ cấm kỵ không được quét "tiền" ra khỏi nhà, nếu không thực hiện theo thì cả năm gia đình sẽ túng thiếu.
-
5. Theo truyền thuyết Tết Nguyên Đán được nghỉ 7 ngày. Ngày nay, số ngày nghỉ Tết Âm lịch tùy thuộc vào từng nơi và theo quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên, trong lịch sử trước đây Tết Nguyên Đán gồm 7 Mùng.
-
Theo truyền thuyết Trung Hoa, ngày đầu tiên khai thiên lập địa sinh ra giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
-
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày Mùng Một cho đến hết ngày Mùng Bảy để vui chơi, nghỉ ngơi và trở lại làm việc vào ngày Mùng Tám.
-
6. 14% dân số thế giới sẽ di chuyển. Theo truyền thống, ngày tết Âm lịch là dịp để mọi gia đình được đoàn tụ. Vì thế mà mọi người – dù có ở bất cứ đâu – cũng đều cố gắng về với người thân sau 1 năm dài xa cách.
-
Ước tính, hơn 1 tỷ người sẽ sử dụng các phương tiện như máy bay, tàu hỏa, xe ôtô để di chuyển trong những ngày tết Nguyên đán. Vì lẽ đó, đây được coi là dịp di cư lớn nhất trong năm của loài người.
-
7. Mặc quần áo đen vào năm mới là xui xẻo. Quần áo trắng cũng được cho là đem lại vận xui. Ở một số nước phương Đông, cả trang phục đen và trắng có truyền thống gắn liền với tang tóc và cần tránh trong tháng âm lịch.
-
Những bộ quần áo màu đỏ, sặc sỡ được ưa chuộng trong những ngày này vì chúng tượng trưng cho may mắn.
-
8. Sự tích về lì xì. Có câu chuyện cổ kể rằng ngày xưa ở Trung Quốc có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ con và khiến đứa trẻ đau đầu, sốt cao. Có cặp vợ chồng lớn tuổi mới sinh được mụn con trai.
-
Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ.
-
Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Tục lệ lì xì từ đó ra đời như một cách để đem lại may mắn cho trẻ nhỏ.
-
9. Mua muối cầu may. Phong tục này phổ biến ở phía Bắc hơn, vào các dịp cận tết muối ở phía Bắc tăng giá cao hơn bình thường rất nhiều bởi lẽ có rất nhiều gia đình mua muối về nhà vào dịp tết.
-
Họ quan niệm rằng, muối mặn thì tình cảm cũng mặn nồng, tức có nghĩa họ hy vọng sự yêu thương, gắn kết giữa các thành viên với nhau.
-
10. Tết có thể tạo ra mức độ khói kỉ lục. Pháo hoa là một phần chính của lễ hội mùa xuân ở phương Đông, và có nhiều điều không hay đến từ truyền thống này.
-
Mức độ ô nhiễm của các thành phố như Bắc Kinh có thể tăng lên gấp 15 lần sau một đợt bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Ngoài ra các hoạt động thắp nhang cũng tạo ra rất nhiều khói.