Việt Nam nhận hai tàu tên lửa trong tháng 9/2016

(Kiến Thức) - Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm hai tàu tên lửa Molniya từ nhà máy đóng tàu Ba Son trong tháng 9/2016. 

Mời độc giả xem clip tàu tên lửa Molniya bắn đạn thật:
Thông tin này được lãnh đạo nhà máy Ba Son đưa ra trong một bài trả lời phỏng vấn báo QĐND Online.
"…Đây là hai chiếc tàu cuối cùng trong hợp đồng đóng mới 6 tàu tên lửa theo mẫu thiết kế 12418 (tàu M) giữa Tổng công ty Ba Son với Quân chủng Hải quân. Dự kiến, chúng tôi sẽ bàn giao cặp tàu M này cho Quân chủng Hải quân vào tháng 9/2016. Như vậy, chúng tôi đã vượt mức kế hoạch về thời gian bàn giao theo dự kiến là 8 tháng, điều này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tỷ đồng cho mỗi sản phẩm...”, Đại tá Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son cho biết khi đưa phóng viên đi thăm hai chiếc tàu tên lửa Molniya cuối cùng đang đóng cho HQND Việt Nam.
Viet Nam nhan hai tau ten lua trong thang 9/2016
 Tàu tên lửa Molniya do nhà máy Ba Son chế tạo.
Tàu tên lửa Molniya Project 12418 do công ty Vympel (Nga) thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Năm 2003, Việt Nam đã mua hai tàu từ Nga và hiện chúng nằm trong biên chế Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân. Sau đó, chúng ta đã mua giấy phép sản xuất để chế tạo loạt 6 tàu trong nước.
Trong số 6 tàu này, nhà máy Ba Son đã chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam hai tàu chiến Molniya đầu tiên, mang phiên hiệu HQ-377 và HQ-378 vào ngày 28/6/2014. Hai chiếc thứ 3-4 mang phiên hiệu 379 và 380 được bàn giao vào ngày 2/6/2015. Dự kiến, hai chiếc còn lại M5, M6 có lẽ sẽ mang phiên hiệu 381-382 sẽ bàn giao vào tháng 9/2016.
Hiện chưa rõ, sau loạt 6 tàu này, Việt Nam có đóng tiếp hay không. Tuy nhiên theo các nguồn tin từ Nga, nếu tiếp tục chế tạo Việt Nam sẽ tính toán tới việc thay thế hệ thống vũ khí chống hạm Uran-E bằng loại mạnh hơn, như Yakhont hay BrahMos hay Kalibr.
Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng hai bên sườn tàu.

Lộ tên lửa Trung Quốc bán cho Iran chống tàu Mỹ

(Kiến Thức) - Bất chấp sức ép của Mỹ, Trung Quốc không những bán mà còn giúp Iran tự chế tạo loại tên lửa chống hạm C-704 do Bắc Kinh phát triển.

Lo
Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa có thể đặt trên tàu chiến, xe tải và máy bay. Theo mạng Sina, Trung Quốc đã bán cho Iran loại tên lửa này và Iran đã tự phát triển một phiên bản tương tự. Nguồn ảnh trong bài: Sina.
Lo
 Theo Wikipedia, tên lửa chống hạm này được thiết kế để đánh mục tiêu là các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến 4000 tấn. Loại tên lửa này lớn hơn các tên lửa TL-6 và C-701 nhưng nhỏ hơn loại C-802 nhưng nó được đánh giá là có hiệu quả kinh tế hơn các loại đó.
Lo
 Để tăng tốc độ phát triển và giảm thiểu rủi ro, đơn vị phát triển đã dựa trên công nghệ tên lửa C-701. Kết quả là tên lửa mới là một phiên bản mở rộng của C-701 với đầu đạn lớn hơn. Tuy nhiên nó cũng có sự mới mẻ hơn là radar đầu dò là radar sóng cm thay vì dò bằng hình ảnh. Tầm bắn của C-704 cũng tăng gấp đôi so với C-701.
Lo
 Tên lửa chống hạm C-704 có thể được triển khai từ máy bay, tàu mặt nước, và từ xe tải trên mặt đất. Tuy nhiên cũng giống như người tiền nhiệm C-701, nó không thể phóng từ tàu ngầm.
Lo
 C-704 có đầu đạn nặng 130 kg với tốc độ cận âm, tầm bắn 35 km. Độ cao hành trình đầu đạn từ 15 đến 20m so với mặt biển. Nó được Trung Quốc tuyên bố là có xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 97,7%.
Lo
 Theo Ziliaoku.Xinjunshi, tên lửa này sử dụng đầu đạn bán xuyên giáp, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường chủ động. Ở giai đoạn hành trình tiếp cận mục tiêu, đầu dò sẽ tự động tìm kiếm phát hiện và lái tên lửa vào mục tiêu.
Lo
 Theo Wikipedia, phiên bản tên lửa chống hạm C-704 phóng từ máy bay được gọi là C-704KD. Chữ KD là chữ viết tắt của chữ Kongdi nghĩa là “không địa”. Nó được tiết lộ cho công chúng lần đầu tiên trong triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 (năm 2008). Phiên bản này có sự khác biệt ở hệ thống dẫn đường.
Lo
 Theo tuyên bố của các nhà phát triển tên lửa, radar dẫn đường của nó gồm hai dải tần số hồng ngoại từ 3-5 um và từ 8-12 um, cung cấp một số trợ giúp chống lại các mục tiêu tàng hình.
Lo
 Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc hiện đã được xuất khẩu đến một số nước. Theo giới truyền thông nước ngoài, Iran đã nhập khẩu loại tên lửa này. Đặc biệt Iran còn tự phát triển một tên lửa chống hạm dựa trên C-704.
Lo
 Mạng Hoàn Cầu cho biết năm 2013, Iran đã phóng thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tên là Zafar mà hình dáng bề ngoài của nó rất giống tên lửa C-704 của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ PressTv, Hoàn Cầu nói rằng trong đợt thử nghiệm, tên lửa Zafar đã định vị chính xác mục tiêu dự kiến.
Lo
 Tuy nhiên trang mạng Ziliaoku.Xijunshi dẫn tin tức ngày 23/4/2010 của hãng thông tấn AP nói rằng Trung Quốc còn giúp Iran xây dựng một nhà máy sản xuất loại tên lửa chống hạm C-704 này.
Lo
 Nguồn tin này cũng cho biết thêm Iran thậm chí còn phát triển một tên lửa tên là Noor vốn là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc. Tên lửa Noor có tầm bắn xa hơn C-802 và có các hỗ trợ điện tử tốt hơn.

Điều chưa biết về khẩu súng máy thành công nhất CTTG 2

(Kiến Thức) - Súng máy MG 42 của phát xít Đức được xem là loại súng máy đa năng hạng nhẹ thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nổi bật về độ tin cậy.

Dieu chua biet ve khau sung may thanh cong nhat CTTG 2
 MG 42 hay còn được biết tới với cái tên Maschinengewehr 42 là mẫu súng máy đa năng hạng nhẹ thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, bên cạnh hàng loạt loại vũ khí khác do Đức chế tạo. MG 42 là vũ khí tiêu chuẩn trong các đơn vị bộ binh và SS của phít xít Đức.