Việt Nam nâng cấp khí tài hỗ trợ huấn luyện pháo phòng không 57mm

Sáng kiến nâng cấp thiết bị tạo giả mục tiêu luyện tập cho pháo phòng không 57mm là một trong nhiều sản phẩm phục vụ công tác đào tạo tại Học viện Phòng không-Không quân cũng như nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị pháo phòng không trong toàn quân. 

Thiết bị tạo giả mục tiêu (máy tập MĐ-2) do Liên Xô sản xuất, được trang bị đồng bộ cho các đại đội pháo phòng không 57mm có khí tài; dùng để huấn luyện khẩu đội, đại đội pháo phòng không 57mm luyện tập điều khiển pháo theo phương pháp tự động, liên động hoặc để kiểm tra, sửa chữa hỏng hóc về điện của pháo.
Hiện tại, việc vận hành máy tập MĐ-2 được tiến hành thủ công, sử dụng hai tay quay phương vị và góc tà để tạo tín hiệu điều khiển pháo về hướng và tầm. Nhược điểm của cách điều khiển này là: Vận hành bằng tay dễ gây ra hiện tượng giật cục, khó tạo ra được phần tử bay của mục tiêu sát thực tế; chưa có phần mềm tạo giả phần tử mục tiêu vận động và chưa có phương pháp điều khiển tự động nên không xác định được tốc độ biến đổi góc của mục tiêu theo thời gian thực; không thể xây dựng được tình huống luyện tập cho pháo phòng không 57mm ứng với một đường bay cụ thể; các phần tử cung cấp cho pháo hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ sử dụng tay quay của người điều khiển máy tập.
Viet Nam nang cap khi tai ho tro huan luyen phao phong khong 57mm
Thiết bị tạo giả mục tiêu luyện tập cho pháo phòng không 57mm có khí tài.
Sáng kiến “Nghiên cứu nâng cấp thiết bị tạo giả mục tiêu luyện tập cho đại đội pháo phòng không 57mm có khí tài là một sản phẩm phục vụ công tác giáo dục- đào tạo tại Học viện Phòng không-Không quân (PK-KQ) và công tác huấn luyện kiểm tra, sửa chữa pháo tại các đơn vị pháo phòng không trong Quân chủng PK-KQ cũng như các đơn vị pháo phòng không trong toàn quân. Chủ nhân của sáng kiến là Thiếu tá Trần Kim Cương, giảng viên Bộ môn Pháo phòng không- Tên lửa tầm thấp, Khoa Pháo phòng không (Học viện PK-KQ).
Sản phẩm là một thiết bị gọn nhẹ, triển khai lắp đặt đơn giản, nhanh chóng; phần mềm, núm nút điều khiển có giao diện tiếng Việt dễ sử dụng; vật liệu, linh kiện phổ thông, dễ tìm kiếm, thay thế; sử dụng nguồn năng lượng chi phí thấp.
Máy tập MĐ-2 sau khi nâng cấp đáp ứng được toàn bộ yêu cầu về tạo giả phần tử mục tiêu vận động trong không gian, điều khiển xen-xin phương vị và góc tà theo 2 phương pháp: Bán tự động và điều khiển tự động bằng phần mềm thay thế các vật chất và phương pháp luyện tập thủ công kiểu cũ truyền thống. Đồng thời, khi ứng dụng sản phẩm vào thực tế huấn luyện sẽ giúp giảm thời gian làm công tác chuẩn bị vật chất luyện tập; độ chính xác cao hơn; nâng cao chất lượng huấn luyện, tiết kiệm được nhân lực, vật lực cho các đơn vị; kéo dài tuổi thọ cho khí tài thật.

Chết lặng trước đề án xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô

(Kiến Thức) - Ngay từ những năm 1930, ý tưởng về một chiếc xe tăng điều khiển từ xa đã xuất hiện trong Quân đội Liên Xô, và phải sau 80 năm người Nga mới có thể cho ra đời siêu xe tăng T-14 Armata.

Chet lang truoc de an xe tang dieu khien tu xa cua Lien Xo
 Những chiếc xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô trong những năm 1930 có tên gọi ngắn gọn là Teletank và là một trong những bước tiến cực kỳ vĩ đại đáng tiếc là dự án này không duy trì được lâu. Nguồn ảnh: Estranky

Tuyệt chiêu giúp Mỹ thâu tóm hàng chục chiến cơ Liên Xô

Khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, rất nhiều quốc gia thành viên trước đây đã được hưởng một phần kho vũ khí "khủng" của Hồng quân Liên Xô.

Một trong những trường hợp lý thú nhất liên quan đến lực lượng Không quân của Moldova, một nước cộng hòa nhỏ bé từng thuộc Liên Xô. Phần "thừa kế" sau năm 1991 dành cho quốc gia có dân số thậm chí còn ít hơn cả thành phố Portland thuộc bang Oregon, Mỹ này bao gồm 34 máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum, 8 trực thăng quân sự Mi-8 Hip và một số ít máy bay vận tải.