Bộ Tư pháp chuyển trụ sở, đất vàng cạnh quảng trường Ba Đình sẽ ra sao?

Theo Bộ Xây dựng, trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú thuộc khu đất ký hiệu H6 trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình.

Không xây dựng xen cấy, làm biến dạng công trình kiến trúc Pháp

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng Hà Nội góp ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại số 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo Bộ Xây dựng, trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú thuộc khu đất ký hiệu H6 (diện tích 3,82 ha, giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013.

Bo Tu phap chuyen tru so, dat vang canh quang truong Ba Dinh se ra sao?

Trụ sở Bộ Tư Pháp tại số 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

Dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 934/QĐ-BTP ngày 03/6/2021.

Về sự phù hợp quy mô, nội dung dự án đầu tư với Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Bộ Xây dựng cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đề xuất cải tạo, sửa chữa trụ sở không tác động thay đổi chức năng sử dụng, các chỉ tiêu quy hoạch chung toàn khu H6 được xác định trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình (mật độ xây dựng, số tầng, tầng cao tối đa).

Tuy nhiên theo Bộ Xây dựng cần lưu ý, tại điểm a khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình có định hướng chuyển đổi chủ thể quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất (Bộ Tư pháp sẽ di chuyển đến địa điểm mới) để hình thành Khu phục vụ chung của Trung tâm chính trị Ba Đình tại lô H6.

Cũng theo Bộ Xây dựng, hiện nay quy hoạch hệ thống trụ sở bộ ngành trung ương tại Hà Nội (gồm Bộ Tư pháp) đang được hoàn thiện theo Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Do đó, việc thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm nguồn lực, hiệu quả đầu tư, phù hợp quy định hiện hành.

Về thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019, việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Dự án Cải tạo, sửa chữa Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp đã được phê duyệt chủ trương đầu tư).

Bộ Xây dựng cho biết, công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019. Pháp luật về kiến trúc không quy định tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa công trình.

Bo Tu phap chuyen tru so, dat vang canh quang truong Ba Dinh se ra sao?-Hinh-2

Phá dỡ tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền cạnh quảng trường Ba Đình tại 61 Trần Phú xây cao ốc

Ngày 4/12/2013, HĐND Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND về danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong đó công trình Bộ Tư pháp tại địa điểm số 56-60 Trần Phú, quận Ba Đình thuộc danh mục các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.

“Việc cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp phải tuân thủ quy định pháp luật về Thủ đô, bảo tồn di sản văn hóa, kiến trúc (công trình kiến trúc có giá trị) và pháp luật hiện hành liên quan, đảm bảo ổn định cấu trúc không gian, không xây dựng xen cấy công trình và làm biến dạng công trình kiến trúc Pháp nguyên gốc” – Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Phá dỡ toà nhà Pháp cổ 61 Trần Phú xây cao ốc

Cũng tại khu vực Trần Phú, thời gian qua, dư luận xôn xao với việc phá dỡ toà nhà Pháp cổ tại 61 Trần Phú để xây cao ốc. Khu đất trên rộng hơn 9.000m2 là trụ sở chính và nhà máy sản xuất của Công ty CP thiết bị Bưu điện (POSTEF), đây vốn nhà máy cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tòa nhà này được quy hoạch với 4 dãy nhà 2 tầng mái ngói đỏ chạy dọc 4 mặt tiền, bao quanh công trình nhà máy có cấu trúc mái vì kèo bê tông cốt thép rất độc đáo ở giữa.

Để thay thế tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền sau phá dỡ, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt xây dựng một khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp; khai thác tối đa không gian ngầm phục vụ thương mại, dịch vụ.

Mật độ xây dựng khoảng 50%; 11 tầng nổi + tum thang kỹ thuật và 6 tầng hầm; tổng diện tích sàn khoảng 32.306m2, tổng diện tích sàn tầng hầm khoảng 43.023m2; chiều cao 42,9m.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về rà soát tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình đa chức năng Postef, số 61 Trần Phú.

UBND TP Hà Nội cho biết, tiếp thu ý kiến của dư luận xã hội, chuyên gia…, ngày 9/5, chủ đầu tư đã có văn bản đề xuất được nghiên cứu lại tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án theo hướng giảm số tầng hầm, bảo tồn bức phù điêu và tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc công trình.

Để có cơ sở xem xét toàn diện, thận trọng tác động của dự án, Ban Cán sự đảng UBND TP đã báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét chỉ đạo thực hiện một số nội dung trước khi cho phép nhà đầu tư tiếp tục triển khai dự án.

Cụ thể, về phương án quy hoạch, kiến trúc công trình, giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam, những đơn vị liên quan tổ chức hội đồng gồm các chuyên gia, nhà khoa học... nghiên cứu, đánh giá phương án quy hoạch, kiến trúc, làm việc với nhà đầu tư để thống nhất biện pháp, tổ chức thi tuyển để lựa chọn phương án kiến trúc đóng góp cho không gian, cảnh quan khu vực theo hướng giảm số tầng hầm, chuẩn hóa chức năng, công năng công trình.

Phương án quy hoạch, kiến trúc sau đó sẽ được công bố đầy đủ, rộng rãi trước công luận, bảo đảm công khai, minh bạch và sự đồng thuận.

Về bức phù điêu, giao Sở QH-KT xem xét, đánh giá phương án quy hoạch, kiến trúc của dự án, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Ba Đình, nhà đầu tư nghiên cứu phương án bảo tồn, giữ nguyên trạng về quy mô, nghệ thuật và nội dung.

12 bộ, ngành chuyển trụ sở về trung tâm hành chính mới tại Tây Hồ Tây
Dự án xây dựng trụ sở làm việc của 12 bộ, ngành trung ương tọa lạc theo tuyến đường Vành đai 2 kết nối khu vực trung tâm thẳng tới sân bay quốc tế, diện tích khoảng 35 ha, nằm tiếp giáp với Hồ Tây về phía Tây, sông Hồng về phía Bắc.
Theo kế hoạch sẽ có 12 bộ, ngành chuyển trụ sở về trung tâm hành chính mới tại Tây Hồ Tây. Đó là các bộ Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - thương binh và xã hội, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trung tâm hành chính mới Tây Hồ Tây dự kiến khoảng 14.000 người, bình quân 1.000-1.500 người/cơ quan, các tòa nhà trong trung tâm hành chính quốc gia mới có chiều cao trung bình 15-20 tầng nổi và có thêm 3-4 tầng ngầm để gửi xe. 
Tháng 10/2021, Bộ Xây dựng đã tổ chức lễ công bố kết quả và trao giải Cuộc thi tuyển Ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây.

Quảng trường Ba Đình những năm 1980-1990 qua ống kính quốc tế

Bồi hồi nhìn lại những hình ảnh thân thương về Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua loạt ảnh do các phóng viên, du khách ngoại quốc chụp vào các thập niên 1980, 1990.

Quang truong Ba Dinh nhung nam 1980-1990 qua ong kinh quoc te
Dòng người viếng lăng Bác Hồ, Quảng trường Ba Đình năm 1980. Ảnh: Dirck Halstead/Getty Images.

Ảnh độc: Quảng trường Ba Đình đã hình thành như thế nào?

Diện mạo của Quảng trường Ba Đình trong quá khứ từng khác rất nhiều so với ngày nay. Cùng khám phá lịch sử hình thành Quảng trường Ba Đình qua những bức ảnh lịch sử quý giá.

Anh doc: Quang truong Ba Dinh da hinh thanh nhu the nao?
Vào thời nhà Nguyễn, Quảng trường Ba Đình tương ứng với khu cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Đến thời Pháp thuộc, thành bị phá dỡ, khu vực này quy hoạch thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer.
Anh doc: Quang truong Ba Dinh da hinh thanh nhu the nao?-Hinh-2
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình tròn của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi Vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn.

Những hình ảnh không thể nào quên về Hà Nội năm 1986 (2)

Cảm nhận dáng vẻ mộc mạc và nhịp sống chậm rãi của thủ đô Hà Nội năm 1986 qua loạt ảnh đầy hoài niệm của một du khách quốc tế thực hiện.

Nhung hinh anh khong the nao quen ve Ha Noi nam 1986 (2)
Bên ngoài Nhà hát Lớn, Hà Nội năm 1986. Lúc này nhà hát đang có chương trình biểu diễn của đoàn Ca múa nhạc Bông Sen, đến từ TP. HCM. Ảnh: Diligam_teFlickr.

Ghé thăm những “địa chỉ đỏ” về Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội

Nhiều địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội giờ đây là những điểm đến nổi tiếng mà bất kể ai tới thăm Thủ đô khó có thể bỏ lỡ.

Ghe tham nhung “dia chi do” ve Cach mang Thang Tam o Ha Noi:

Quảng trường Ba Đình: Cách đây 77 năm, Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến thời khắc thiêng liêng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ghe tham nhung “dia chi do” ve Cach mang Thang Tam o Ha Noi:-Hinh-2

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam vẫn luôn hướng về Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.