Cận cảnh máy bay lớn nhất Thế giới được Ba Lan thuê phục vụ COVID-19

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay lớn nhất thế giới An-225 Mriya đã hạ cánh xuống sân bay Chopin, Ba Lan mang theo 250 tấn vật tư y tế thiết yếu từ Trung Quốc. Ước tính chi phí thuê chuyên cơ này rất tốn kém, có thể lên tới 2 triệu USD mỗi lượt.

Mới đây, chính phủ Ba Lan đã thuê riêng chiếc máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225 Mriya phục vụ đối phó với COVID-19. Chuyên cơ được sử dụng để vận chuyển vật tư y tế thiết yếu mà chính phủ Ba Lan đã đặt mua từ Trung Quốc.
Mới đây, chính phủ Ba Lan đã thuê riêng chiếc máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225 Mriya phục vụ đối phó với COVID-19. Chuyên cơ được sử dụng để vận chuyển vật tư y tế thiết yếu mà chính phủ Ba Lan đã đặt mua từ Trung Quốc.

“Ma tốc độ” MiG-31 dính lỗi nặng, cắm đầu đâm thẳng xuống đất

(Kiến Thức) - Một tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã bốc cháy động cơ trên không và rơi thẳng xuống đất cách đây chỉ ít giờ đồng hồ. Rất may sau vụ việc không có thiệt hại về người. 

“Ma toc do” MiG-31 dinh loi nang, cam dau dam thang xuong dat
 Theo những hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Twitter chính thức của hãng thông tấn Sputnik, có thể thấy chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã bốc cháy động cơ ngay trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mục kích đào tạo nữ phi công ở Học viên Krasnodar lừng danh của Nga

(Kiến Thức) - Tại Nga có một ngôi trường đặc biệt đào tạo một số lượng lớn phi công quân sự hàng năm mang tên Krasnodar.

Muc kich dao tao nu phi cong o Hoc vien Krasnodar lung danh cua Nga
 Krasnodar là một trong những trường đạo tạo phi công cho "ra lò" những số lượng học viên nữ đông nhất ở Nga. Nguồn ảnh: Foto.

Thâu đêm suốt sáng khử trùng máy bay chống Covid-19

(Kiến Thức) - Trước tình hình Việt kiều từ vùng dịch trở về nước, việc phòng chống Covid-19 trên máy bay là nỗi lo lắng của dư luận. Việc khử trùng máy bay và toàn bộ đội tàu bay là việc đặc biệt quan trọng.

Thau dem suot sang khu trung may bay chong Covid-19
 Từ 0h00 ngày 25/3/2020, Vietnam Airlines thực hiện phun khử trùng máy bay và lau chùi vệ sinh trang thiết bị toàn bộ đội tàu bay ngay sau khi hạ cánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Thau dem suot sang khu trung may bay chong Covid-19-Hinh-2

Toàn bộ đội tàu bay đã khai thác trong ngày sẽ được phun khử trùng một lần nữa vào cuối ngày và được ủ thuốc qua đêm để tăng cường hiệu quả phòng dịch.

Cấm bật ĐTDĐ trên máy bay - nỗi sợ hoang đường?

Dù vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào khẳng định ĐTDĐ sẽ ảnh hưởng đến an toàn hàng không, nhưng trên các chuyến bay, sử dụng thiết bị này vẫn bị cấm.

Cam bat DTDD tren may bay - noi so hoang duong?
Sử dụng ĐTĐD là hành vi bị cấm trên các chuyến bay ở Mỹ. Ảnh: ABC News.

Trên những chuyến bay, hành khách hay phàn nàn về việc không thể liên lạc được với những người thân, không thể sử dụng máy nghe nhạc, máy chơi game để giết thời gian.

Air France là hãng hàng không đầu tiên thử nghiệm việc sử dụng điện thoại để gửi e-mail cũng như liên lạc trên máy bay từ tháng 4/2008. Sau đó, Hàng không Oman, Hàng không Hoàng gia Jordani và hãng Shenzhen cũng công bố thoả thuận hợp tác với OnAir, một công ty của Thuỵ Sỹ chuyên về truyền thông trên các chuyến bay của châu Âu, Trung Đông và châu Á, để mang lại tiện ích tương tự cho khách hàng. Dẫu vậy lệnh cấm vẫn được phần lớn các hãng hàng không trên thế giới duy trì.

Khi máy bay đóng cửa, tất cả các máy nghe nhạc Mp3, đồ chơi điện tử, máy nhắn tin, máy xem DVD hoặc các thiết bị điện tử khác của khách hàng phải tắt cho đến khi máy bay lên đến độ cao 10.000 feet (khoảng 3.048 km). Còn điện thoại di động thì bị cấm sử dụng bất cứ lúc nào trên các chuyến bay. Lý do được đưa ra các loại thiết bị xách tay phát ra sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển điều khiến hoặc tác động đến các thiết bị điện tử của máy bay.

'Nỗi sợ hoang đường'

Tuy nhiên, David Russell, chuyên gia của OnAir lại cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu là sự phòng xa”. Ông này cho rằng khi các vấn đề về an toàn truyền thông được giải quyết bởi kỹ thuật hiện đại, những lệnh cấm như vậy cần được loại bỏ.

Dave Carson, quan chức của Boeing, cũng là đồng Chủ tịch Uỷ ban kỹ thuật tín hiệu hàng không (RTCA) cũng thừa nhận, rất khó để xác định ảnh hưởng của các thiết bị xách tay tới các hệ thống của máy bay.

Quả vậy, hầu hết các bản báo cáo dùng làm bằng chứng của việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử ở độ cao dưới 10.000 feet và điện thoại di động trong toàn bộ các chuyến bay chỉ là những việc vụn vặt. Sự thận trọng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lệnh cấm này.

Ông Carson cho biết, ngành công nghiệp hàng không là nơi “đổi mới được áp dụng rất thận trọng”. Bởi vậy thuyết phục các chuyên gia hàng không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng là thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên RTCA đang nghiên sự tác động thực sự của các đồ dùng "hi-tech" tới hệ thống điều khiển máy bay. “Các phương pháp tiếp cận quá đơn giản không giúp hành khách có sự tiện nghi mà họ xứng đáng được hưởng”, Dave Carson nhấn mạnh.

Còn Rick Seaney, Giám đốc điều hành của hai website FareCompare.com và ABCNews.com chuyên về mảng công nghiệp máy bay cho rằng: “Tôi nghĩ mọi người sợ điều mà chính họ không hiểu là gì. Đó là một nỗi sợ hoang đường”.

Vì tiền, lệnh cấm có thể được dỡ

Lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay đầu tiên trên thế giới được Uỷ ban truyền thông Liên Bang của Mỹ (FCC) ban hành năm 1991 chỉ vì nó ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc dưới mặt đất. Bởi di chuyển với tốc độ 500 dặm một giờ ở khoảng cách hàng ngàn mét so với các trạm thu phát sóng, một cuộc gọi điện thoại di động sẽ cần rất nhiều trạm thu phát sóng và và chiếm quá nhiều kênh phục vụ.

Để giải quyết vấn đề này, OnAir sử dụng Picocell, một thiết bị mini đóng vai trò như một trạm thu phát sóng giúp kết nối với các trạm thu phát sóng dưới mặt đất, để tạo ra tình trạng như ở dưới đất trong không gian. Dù đã có công nghệ tối ưu, nhưng FCC vẫn giữ nguyên lệnh cấm.

Rob Kenny, phát ngôn viên của FCC nói: “Chắc chắn với những tiến bộ về kỹ thuật, FCC sẽ phải xem xét lại lệnh cấm này. Nhưng điều tiên quyết là chúng tôi sẽ cần phải chắc chắn những công nghệ đó không có ảnh hưởng gì đối với máy bay. Thêm nữa, phần lớn mọi người không muốn thấy điện thoại di động trên các chuyến bay”.

Ông đưa ra dẫn chứng về hai hãng hàng không Delta và American Airlines, những hãng này sử dụng công nghệ Aircell cho phép kết nối Wi-Fi trên các chuyến bay. Tuy công nghệ này tạo điều kiện cho các dịch vụ thoại trên máy bay nhưng thực tế khách hàng tỏ ra không mấy hào hứng.

Joe Cruz, một nhân vật cấp cao của hãng Aircell cho biết: “Các hãng hàng không và các khách hàng nói rằng họ không muốn áp dụng dịch vụ này. Họ muốn được bình yên và im lặng khi bay”.

Ông Rick Seaney thì cho biết, dù nhiều người không thích áp dụng công nghệ này vì nó sẽ gây ồn ào nhưng đây dường như là điều khó tránh khỏi trong tương lai gần: “Mọi người có thể ghét điều này. Tuy nhiên, nó mang lại tiền bạc cho các hãng hàng không. Bởi thế, có thể điện thoại di động sẽ được sử dụng rộng rãi trên máy bay trong khoảng bốn đến năm năm tới”.