Cây bách cổ thụ lâu năm nhất còn sống, đường kính hơn 4m

Mọc ở khe núi ẩm ướt và mát mẻ của Chile, cây bách có tên Alerce Milenario hay Gran Abuelo phát triển tới kích thước khổng lồ với đường kính hơn 4m.

Cây bách cổ thụ Alerce Milenario ở Chile có tuổi đời khoảng 5.400 năm. Cây đại thụ này đã phát triển tới kích thước khổng lồ, đường kính lên tới hơn 4m. Nhờ vị trí mọc đặc biệt nên nó không bị đe dọa bởi nạn cháy rừng hay chặt phá cây.
Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m
Nếu được công nhận, cây bách Alerce Milenario là cây đại thụ cổ nhất thế giới với tuổi đời trên 5.400 năm. 

Đến nay, phần lớn thân cây đã chết, một phần ngọn cây biến mất. Chỉ sót lại phần nhỏ của cây vẫn còn sống. Gốc cây bị các loài rêu, dương xỉ xâm chiếm. Trong khi những thực vật khác bắt rễ vào khe nứt của nó. Giới chuyên môn nhận định, cây bách này có thể là cây đại thụ cổ nhất còn sống trên trái đất.

Nhờ sử dụng mô hình vi tính và phương pháp tính toán tuổi cây kiểu truyền thống, Jonathan Barichivich, chuyên gia người Chile làm việc tại phòng thí nghiệm khí hậu và khoa học môi trường Paris, ước tính cây bách Alerce Milenario hơn 5.000 tuổi, nhiều hơn ít nhất 100 năm tuổi so với cây đại thụ đang nắm giữ kỷ lục hiện nay là cây Methuselah. Đây vốn là cây thông bristlecone mọc ở phía đông California, Mỹ. Căn cứ theo số vòng sinh trưởng, cây thông Methuselah có tuổi đời khoảng 4.853 năm.

Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m-Hinh-2
Cây bách đại thụ này có đường kính hơn 4m. 

Trong rừng mưa phía tây thành phố La Union, cây bách Alerce Milenario trông nổi bật hơn hẳn so với những cây cổ thụ khác. Ông nội của chuyên gia Barichivich từng phát hiện ra cây bách này vào năm 1972. Kế nghiệp ông, chuyên gia Barichivich cùng nhóm cộng sự tiếp tục nghiên cứu về loài cây cổ thụ này.

Họ dùng một dụng cụ đục lỗ mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây để tính số vòng thân. Mục tiêu của nhóm sẽ "đếm thủ công" số vòng trên thân, từ đó suy ra độ tuổi chính xác nhất của cây. Mô hình cho kết quả ước tính cây bách Alerce Milenario khoảng 5.484 năm tuổi với 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm.

Nếu kết quả này được công nhận, cây bách Alerce Milenario sẽ phá vỡ kỷ lục "sống lâu nhất" của cây thông Methuselah. "Chúng tôi khá bất ngờ với điều này, vì ban đầu, tôi nghĩ cây chỉ khoảng 4.000 năm tuổi", chuyên gia người Chile chia sẻ.

Cay bach co thu lau nam nhat con song, duong kinh hon 4m-Hinh-3
Ước tính cây bách Alerce Milenario khoảng 5.484 năm tuổi với 80% khả năng cây đã sống hơn 5.000 năm. 

Kinh ngạc cây đại thụ già cỗi nhất thế giới: Hơn 5.000 tuổi!

Cách đây khoảng 5.400 năm, khi con người tiến vào thời Đồ Đồng, một cây bách (Fitzroya cupressoides) đã bắt đầu mọc ở vùng núi ven biển thuộc Chile ngày nay.

Kinh ngac cay dai thu gia coi nhat the gioi: Hon 5.000 tuoi!
 Trú ngụ tại khe núi ẩm ướt và mát mẻ, cây bách Alerce Milenario hay Gran Abuelo không bị đe dọa bởi cháy rừng và nạn chặt phá, và đã phát triển tới kích thước khổng lồ với đường kính hơn 4 m.

Tượng Phật nghìn tuổi nằm gọn trong hốc cây: Xuất hiện từ một vết nứt?

Khi đến tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nhiều người ghé thăm cây long não hơn 1.000 năm tuổi. Bên trong hốc cây có một pho tượng Phật nhỏ gây nhiều tò mò.

Tuong Phat nghin tuoi nam gon trong hoc cay: Xuat hien tu mot vet nut?
 Mỗi năm, hàng ngàn người tìm đến ngôi làng Kaoting thuộc phía bắc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc để chiêm ngưỡng cây long não hơn 1.000 năm tuổi vô cùng đặc biệt. Sự đặc biệt đó là bên trong hốc cây có một pho tượng Phật.

"Siêu lý tình yêu" - Bộ Triết học tình yêu kinh điển của Vladimir Soloviev

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

Nổi tiếng bởi nền văn học kỳ vĩ của mình, nước Nga cũng có một nền triết học sâu sắc và độc đáo, nhuần thấm bản sắc dân tộc và chan chứa ý nghĩa toàn nhân loại. Trong dòng chủ lưu, đó là triết học tâm linh - tín ngưỡng, triết học về cái thiêng, cái chân tồn và vĩnh tồn, về những lợi ích và mục tiêu cao nhất của nhân sinh.

Cây long não kỳ bí nhất Nhật Bản: Cứ chặt là có người gặp nguy!

Theo những gi được lưu truyền, mỗi khi người ta cố gắng đốn hạ cây long não tại ga Kayashima (Osaka) thì đều có một ai đó qua đời.

Cay long nao ky bi nhat Nhat Ban: Cu chat la co nguoi gap nguy!
 Đến khu vực nhà ga xe lửa Kayashima ở vùng đông bắc Osaka, Nhật Bản bạn sẽ phải bất ngờ vì khu giếng trời hình vuông lớn để dành chỗ cho cây đại thụ hàng trăm năm tuổi vẫn vươn lên tươi tốt.