![]() |
Đoạn luồng chạy tàu nghi có quả bom sót lại từ thời chiến tranh chống Mỹ, hiện đã được cơ quan quản lý đường thủy cấm luồng, cấm tàu thuyền qua lại để đảm bảo an toàn |
![]() |
Hình ảnh chiếc xe đi vào cầu Long Biên. |
Đội CSGT số 1 cho biết thêm: "Sau khi xác minh được thông tin về phương tiện là ô tô BKS 97A-03xxx, đơn vị đã tiếp tục xác định được người điều khiển ô tô con đi vào cầu Long Biên là một phụ nữ, trú ở Thái Nguyên".
Khi được mời lên trụ sở Đội CSGT số 1 làm việc, nữ tài xế được CSGT cho xem lại hình ảnh vi phạm trước đó và nữ tài xế đã công nhận lỗi vi phạm của mình. Khi làm việc với CSGT, nữ tài xế xe BKS 97A-03xxx trình bày về Hà Nội có việc nhưng do không biết đường, đi theo chỉ dẫn của Google Maps, và hệ thống này đã chỉ đường đi vào cầu Long Biên.
Phòng CSGT Hà Nội đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt 1,5 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 2 tháng đối với nữ tài xế điều khiển ô tô đi vào cầu Long Biên về hành vi "Đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển" theo điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
>>> Xem thêm video: Lái xe đi lùi trên cao tốc, nữ tài xế bị phạt 17 triệu đồng![]() |
Theo thông tin ban đầu, vụ nghi vấn nam thanh niên nhảy cầu Long Biên tự tử xảy ra vào trưa ngày 23/7, một nam thanh niên đã bỏ lại 1 ví tiền, 1 điện thoại, 1 đôi dép và 1 thẻ nhân viên trên cầu và nhảy xuống sông Hồng tự tử. |
![]() |
Theo chia sẻ của những người chứng kiến, trong ví của nam thanh niên có một số giấy tờ tùy thân gồm một thẻ nhân viên mang tên Bùi Văn Kiên ( SN 1995 quê ở Bắc Ninh), làm việc tại Công ty Tập Đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải. |
![]() |
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội. Cây cầu do Pháp xây dựng từ năm 1898- 1902 dưới thời Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Doumer. |
![]() |
Cầu Long Biên còn được gọi là cầu Doumer- tên vị toàn quyền, người đã có công đầu trong việc vận động và quyết định xây cầu. |
![]() |
Ở đầu thế kỷ thứ 20, ở nước Việt Nam, cầu Long Biên là cầu thép có kiến trúc đẹp và dài nhất, đồng thời cũng sớm nhất ở xứ Ðông Dương. |
![]() |
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ý tưởng xây cầu Long Biên từng được coi là điên rồ. |
![]() |
Thời đó, ngay sau khi nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài 1.600m nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đối. |
![]() |
Họ phân tích sông Hồng rộng như một eo biển, sâu hơn 20 m và dâng thêm 8 m vào mùa lũ. Lòng sông luôn thay đổi, khi bồi chỗ này, lúc lở chỗ kia. Một con sông không thể chế ngự bằng một cây cầu đặt trụ trong lòng sông đầy sóng dữ và không gì chống đỡ nổi. |
![]() |
Ngoài ra, sông quá rộng, không cây cầu nào có thể chịu được, và việc xây cầu giống như việc chồng núi lên núi để làm đường lên trời. Thậm chí ngay cả những người thân cận với Toàn quyền, như kỹ sư trưởng cầu đường, cũng tỏ ra quan ngại. |
![]() |
Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, mỉa mai và khuyến cáo của các quan chức, Doumer vẫn quyết tâm xây cầu. Ngày 12/9/1898, viên đá đầu tiên chính thức được đặt với nghi lễ vô cùng long trọng. |
![]() |
Toàn bộ vật liệu sắt, thép, bu-lông, đinh ốc, xi-măng... đều được chở từ Pháp qua. Công nhân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công dưới sự giám sát rất chặt chẽ của các kỹ thuật viên và kỹ sư người Pháp. Họ phải làm việc suốt ngày đêm. |
![]() |
Để kịp tiến độ, hơn 2.000 người, có lúc lên tới 3.000 người được huy động tại công trường. |
![]() |
Có một chi tiết khá thú vị là mẫu thiết kế khác biệt với kiểu dầm chìa đỡ hai bên, các thanh đỡ hình răng cưa, đỉnh cao nhất là 17 m tính từ trụ cầu. Tuy nhiên nhiều người tỏ ra nghi ngại với thiết kế này. |
![]() |
Nhưng các nhà thiết kế đã chứng minh chính 20 trụ cầu, mỗi trụ cao 44 m, trong đó 30 m nằm dưới mực nước, sẽ đỡ cho cây cầu dài 1.682 m, cao 17 m so với mặt trụ và 61 m so với các móng. Cũng nhờ các trụ đó, cây cầu được nối thành khớp. |
![]() |
Năm 1902, cầu chính thức được khánh thành với 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Chi phí lên tới 6.200.000 fr, xấp xỉ bằng dự toán. |
![]() |
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn. Cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc độc đáo. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ. |
![]() |
Ngày nay, vượt ra khỏi khuôn khổ của một công trình kiến trúc xây dựng thông thường, cầu Long Biên được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm, Hồ Tây, Nhà Hát Lớn…. |
Mời độc giả xem video:Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam. Nguồn VTV24.
![]() |
Ban Quản lý (BQL) Phố cổ Hà Nội tiến hành đục thông 5 vòm cầu dẫn đường sắt phía Nam cầu Long Biên, nhằm hiện thực hóa đề án “Không gian văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch khu vực 131 vòm cầu theo chủ trương bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ trong tổng thể di sản văn hóa Hà Nội” của UBND TP Hà Nội. |