Video: Điểm mặt những trận lũ lụt hủy diệt nhất thế giới

Nhìn lại những trận lũ lụt chết người, kịch tính và hủy diệt nhất thế giới từ năm 1900 đến nay, theo trang Love Exploring.

1900: Lũ lụt ở Texas, Mỹ
Vào ngày 8/9/1900, cơn bão cấp độ 4 với sức gió ước tính lên đến 233 km/h quét qua Galveston ở đông nam Texas. Cơn bão gây ra lũ lụt nghiêm trọng, với những con sóng dữ dội đập thành phố đảo nhỏ bé.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi
Bão gây lũ lụt phá huỷ nhà cửa ở Texas năm 1900. Ảnh: Library of Congress 
Thiệt hại đặc biệt nặng nề vì người dân không hay biết, bởi các nhà khí tượng học Mỹ đã đánh giá thấp những cảnh báo từ Cuba về cơn bão và hướng đi. Hậu quả là hơn 3.600 nhà cửa bị phá hủy.
Mặc dù số người chết ước tính được báo cáo vào thời điểm đó là từ 6.000 đến 12.000 người, nhưng con số chính xác người thiệt mạng vẫn chưa được biết cho đến ngày nay. Tuy nhiên, nó vẫn thường được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
1931: Lũ lụt ở miền Trung Trung Quốc
Từ tháng 7/1931, Trung Quốc đã trải qua một trong những thảm họa thiên nhiên gây chết người nhiều nhất trong lịch sử hiện đại, khi một loạt trận lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm miền trung đất nước. Mưa lớn kết hợp với lốc xoáy nhấn chìm hạ lưu sông Dương Tử và sông Hoài Hà.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-2
Lũ lụt năm 1931 ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images 
Ước tính khoảng 52 triệu người bị ảnh hưởng trong khu vực lũ lụt có diện tích gần bằng nước Anh và một nửa Scotland cộng lại. Số người chết khủng khiếp là không thể tính được - ước tính dao động từ 400.000 đến 4 triệu người. Nạn đói và dịch bệnh lan rộng, bao gồm cả dịch tả và sốt phát ban, xảy ra sau đó.
Năm 1953: Trận lụt ở Biển Bắc, Châu Âu
Cơn bão tồi tệ nhất được ghi nhận là Biển Bắc đã tràn qua Châu Âu vào ngày 31/1/1953. Ở Hà Lan, lũ lụt nhấn chìm 162.000 ha đất và giết chết ít nhất 1.800 người. Đê biển ở miền đông nước Anh bị vỡ, làm ngập 65.000 ha đất, 133 người thiệt mạng khi chiếc phà MV Princess Victoria bị chìm ở North Channel.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-3
Ảnh: Wikimedia Commons 
Theo Cơ quan Môi trường Vương quốc Anh, 307 người chết ở đông nam nước Anh, 24.000 ngôi nhà bị phá hủy. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của nước Anh trong thế kỷ 20.
1993: Lũ lụt lớn ở Trung Tây, Mỹ
Vào mùa hè năm 1993, lũ lụt trên các sông Mississippi và Missouri gây thiệt hại và tàn phá thảm khốc trên khắp vùng Trung Tây. Nguyên nhân là do bão, cùng với lượng mưa và tuyết trong suốt mùa thu và mùa đông trước đó.
Hơn 17 triệu mẫu đất bị ngập trong 3 tháng, với 9 bang bị ảnh hưởng: Illinois, Wisconsin, Missouri, Iowa, Minnesota, Kansas, Nebraska, Nam Dakota và Bắc Dakota.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-4
Ảnh: Wikimedia Commons 
Hàng trăm con đê dọc theo các con sông bị hỏng và vỡ, buộc hàng nghìn người trên khắp đất nước phải sơ tán. Trận đại hồng thủy gây thiệt hại ước tính khoảng 15 tỉ USD vào thời điểm đó, tương đương khoảng 26 tỉ USD ngày nay.
1999: Thảm kịch Vargas, Venezuela
Vào ngày 14/12/1999, mưa xối xả gây ra lũ quét ở vùng ven biển của bang Vargas ở Venezuela. Lũ lụt gây ra những vụ lở đất chết người đã phá hủy thị trấn Caraballeda. Số người chết ước tính vào khoảng từ 10.000 đến 30.000.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-5
Ảnh: Wikimedia Commons 
Chỉ trong vài ngày, 100 km bờ biển bang Vargas đã bị tàn phá hoàn toàn. Thảm kịch Vargas vẫn là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của Venezuela thời hiện đại.
2002: Lũ lụt ở Châu Âu
Lượng mưa lớn có sức hủy diệt đã quét qua Châu Âu vào mùa hè năm 2002, dẫn đến lũ lụt thảm khốc. Đức, Áo, Nga và Cộng hòa Séc nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-6
Thủ đô Prague ngập trong nước. Ảnh: Getty Images 
Lũ lụt trên sông Vltava nhấn chìm các tòa nhà của Prague và khiến ít nhất 45.000 cư dân phải di dời. Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 110 người. Thiệt hại tại các quốc gia bị ảnh hưởng được ước tính vào khoảng 15 tỉ Euro vào thời điểm đó.
2013: Lũ lụt ở Bắc Ấn Độ
Từ tháng 6/2013, thảm họa tồi tệ nhất kể từ trận sóng thần năm 2004 đã tấn công miền Bắc Ấn Độ và Nepal, sau khi các trận mưa lớn gây ra lũ lụt và lở đất trên toàn khu vực. Theo báo cáo, khoảng 5.700 người đã thiệt mạng và hơn 60.000 người bị mắc kẹt khi mưa ngập các thành phố, cuốn trôi xe ôtô và gây tắc nghẽn đường sá.
2019: Lũ lụt ở Venice, Italia
Cư dân Venice vào ngày 15/11/2019 đã chứng kiến thủy triều cao nhất trong hơn 50 năm, nhấn chìm thành phố du lịch nổi tiếng.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-7
 Venice ngập lụt chưa từng thấy. Ảnh: Shutterstock
Mực nước đạt đỉnh 1,8m, cao nhất kể từ năm 1966 khi nước lên tới 1,94m. Hơn 85% diện tích Venice đã bị ngập lụt.
2020: Lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc
Miền nam Trung Quốc đã trải qua những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, sau nhiều tuần mưa xối xả kéo dài đến tháng 6 và tháng 7/2020. Người dân sống dọc sông Dương Tử, con sông dài nhất ở Châu Á, đã buộc phải sơ tán khi nước sông dâng cao kỷ lục, làm vỡ đê và uy hiếp các con đập lớn như đập Tam Hiệp.
Video: Diem mat nhung tran lu lut huy diet nhat the gioi-Hinh-8
Đền Quan Âm ở Vũ Hán ngập trong nước lũ. Ảnh: Getty Images 
Các báo cáo mới nhất ước tính ít nhất 158 người chết hoặc mất tích do hậu quả của lũ lụt. Khoảng 3,7 triệu người phải di dời và hơn 40.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Mê đắm cảnh sắc mùa thu đẹp nao lòng khắp thế giới

(Kiến Thức) - Bức tranh mùa thu lá vàng tuyệt đẹp ở nhiều nơi trên khắp thế giới đã được hãng Reuters đăng tải.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi
Nhiều địa điểm trên khắp thế giới như được khoác lên mình "tấm áo mới" khi mùa thu sang. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-2
 Khung cảnh mùa thu với hàng cây lá vàng bên hồ nước ở Almaty, Kazakhstan, hôm 19/10.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-3
Bức ảnh chụp từ trên cao tại The Simplon Path, gần Brig, Thụy Sĩ, ngày 12/10. 

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-4
Cô gái chụp ảnh "tự sướng" trước rừng cây lá vàng trong công viên ở Moscow, Nga, ngày 14/10. 

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-5
 Khu rừng chuyển màu khi thu sang ở Almaty, Kazakhstan, ngày 13/10.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-6
Cảnh sắc rực rỡ trong mùa thu ở Pitlochry, Anh, hôm 9/10. 

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-7
Mọi người đi bộ trên cây cầu trong khu rừng vào mùa thu ở thủ đô nước Nga

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-8
 Quang cảnh mùa thu ở Tetbury, Anh, hôm 29/9.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-9
 Bức ảnh chụp tại Llanrwst, Anh, hôm 21/9.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-10
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở Tetbury, Anh, thu hút du khách. 

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-11
  Mùa thu tuyệt đẹp ở Loch Faskally, Pitlochry, Scotland.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-12
Lá cây nhuộm màu đỏ, vàng khi thu tới ở Tetbury.

Me dam canh sac mua thu dep nao long khap the gioi-Hinh-13
Hai cô gái chụp ảnh tự sướng ở London, Anh, ngày 18/10. 

Mỹ đối mặt lũ lụt lịch sử vì bão Sally

Sau khi đổ bộ vào đất liền hôm 15/9, bão Sally đang gây mưa lớn và lũ lụt được dự báo có thể đạt mức lịch sử, khiến cuộc sống hàng chục nghìn dân bị ảnh hưởng.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally
Mưa lớn, sóng cao bất thường và lũ quét đã đổ bộ vào Florida và bờ biển bang Alabama hôm 15/9 do ảnh hưởng của bão Sally. Lượng mưa ở một số khu vực lên tới 76 cm, có thể gây ra trận lũ lụt lịch sử, theo AP. 

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-2
 Mưa lớn trút xuống các con đường gây ra tình trạng ngập lụt. Lệnh giới nghiêm được ban hành tại thành phố ven biển ở bang Alabama, trong khi đó các nhà chức trách cảnh báo về tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Hơn 60.000 người dân đã bị cắt điện, theo thống kê của trang poweroutage.us.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-3
 Lượng mưa lên đến hơn 30 cm đổ xuống bờ biển vào đêm 15/9. Theo dự báo, bão Sally đang di chuyển chậm, khiến mưa lũ còn kéo dài. Sally đã mạnh lên vào cuối ngày 15/9 với sức gió đạt 140 km/h. Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ dự báo "có khả năng xảy ra lũ quét lịch sử đe dọa tính mạng".

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-4
 Mưa và sóng lớn ập vào bờ biển Navarre Beach, bang Florida, khiến các biển báo trên đường chao đảo trong gió. Rebecca Studstill, cư dân sống trong đất liền, lo ngại có thể bị mắc kẹt trên đảo. Cô cho biết cảnh sát đã đóng cầu khi có gió to và mực nước dâng quá cao.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-5
 Ở Orange Beach, bang Alabama, những con sóng cao ngất ập vào bờ khi Crystal Smith và con gái nhỏ của cô, Taylor, đứng nhìn trước khi đêm buông xuống. Họ đã lái xe hơn một giờ đồng hồ để tận mắt chứng kiến cảnh tượng này. "Cảnh này đẹp, tôi thích nó. Nhưng những con sóng rất cao. Hầu như không có bãi biển nào là không bị sóng ập vào", Crystal Smith nói.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-6
 Stacy Stewart, chuyên gia cấp cao của trung tâm bão, cảnh báo rằng lũ lụt có thể gây chết người. "Đây sẽ là trận lụt lịch sử cùng với lượng mưa lớn. Nếu mọi người sống gần sông, suối nhỏ và lạch, họ cần phải sơ tán và đi nơi khác", chuyên gia này nói.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-7
Các chuyên gia cảnh báo rằng bão Sally có thể gây ra lũ lụt tương đương cơn bão Harvey vào năm 2017 ở vùng đô thị Houston. Thống đốc bang Mississippi Tate Reeves kêu gọi người dân ở phía nam của bang chuẩn bị đối phó với nguy cơ lũ quét. 

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-8
 Tại Alabama, các quan chức đã đóng cửa đường tới đảo Dauphin và đường hầm dưới sông Mobile. Thống đốc bang Alabama Kay Ivey kêu gọi người dân gần vịnh Mobile và các khu vực trũng thấp gần các con sông sơ tán.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-9
 Dự báo mực nước dọc bờ biển Alabama, bao gồm cả vịnh Mobile, có thể dâng cao tới 1,8 mét so với mặt đất. Thống đốc Ivey nói: "Điều này không đáng để bạn mạo hiểm tính mạng của mình".

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-10
 Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão Sally được dự báo sẽ gây ra lũ quét và lũ lụt trên sông tại các bang Mississippi, Alabama, phía bắc bang Georgia và phía tây hai bang Carolina trong những ngày tiếp theo.

My doi mat lu lut lich su vi bao Sally-Hinh-11
 Tổng thống Donald Trump đã ban hành tuyên bố khẩn cấp cho một số khu vực thuộc bang Louisiana, Mississippi và Alabama hôm 14/9, đồng thời viết trên Twitter rằng người dân nên lắng nghe khuyến cáo của lãnh đạo tiểu bang và địa phương.

Bầu cử Mỹ 2020: Lá phiếu của người chết có được tính không?

Trong bối cảnh số người chết vì đại dịch COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ, việc tính hay không phiếu bầu của người chết trước ngày bầu cử chính thức rất được quan tâm.

Ở tuổi 90, bà Hannah Carson, một công dân Mỹ tại Bắc Carolina, cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều nữa. Nhất là trong thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành trên đất nước của bà.

Lộ kế hoạch của ông Trump nếu thất bại bầu cử Tổng thống Mỹ 2020?

(Kiến Thức) - Theo dự đoán của cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon, Tổng thống Trump sẽ tái tranh cử vào năm 2024 nếu ông thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra vào ngày 3/11 tới.

Theo The Australian, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon mới đây dự đoán rằng Tổng thống Trump sẽ tái tranh cử vào năm 2024 nếu ông thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
"Ông Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Tuy nhiên, nếu ông ấy thất bại thì đó cũng chưa phải là dấu chấm hết trong sự nghiệp chính trị của ông ấy. Tôi sẽ đưa ra dự đoán này ngay bây giờ: Nếu vì bất kỳ lý do gì mà cuộc bầu cử bị gian lận hoặc theo một cách nào đó mà ông Joe Biden được tuyên bố là người chiến thắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thông báo tái tranh cử vào năm 2024", ông Bannon nói với The Australian.

Trung Quốc nâng mức ứng phó khẩn cấp vì lũ lụt nghiêm trọng

Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia Trung Quốc ngày 7/7 nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3, điều động thêm 9 nhóm công tác hỗ trợ địa phương.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong
Trước tình hình mưa lớn liên tục, gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng ở nhiều địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia của Trung Quốc ngày 7/7 thông báo điều chỉnh mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ cấp 4 lên cấp 3. Ảnh: Tân Hoa xã. 

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-2
 Ghi nhận tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi, Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia và Bộ Thủy lợi Trung Quốc một ngày trước đó cũng điều động thêm 9 nhóm công tác đến nhiều khu vực hỗ trợ điều phối ứng phó. Các địa phương nằm ở 4 tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Nam và Giang Tây. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-3
 Trước đó, một số nhóm công tác đã được điều động đến 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy. Ngày 7/7, lũ lụt nghiêm trọng khiến một địa phương của tỉnh An Huy phải hủy ngày thi đầu tiên của kỳ thi đại học. Địa phương này có hơn 2.700 thí sinh nhưng đến 10h cùng ngày chỉ có khoảng 500 em có mặt tại các điểm thi, theo China Daily. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-4
 Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia cho biết sẽ hướng dẫn chính quyền các địa phương nâng cao khả năng dự báo, cải thiện công tác giám sát tình hình sông và hồ trữ nước, đảm bảo sinh kế của người dân không chịu ảnh hưởng từ lũ lụt. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-5
 Kể từ tháng 6 đến nay, mưa lớn liên tiếp tại miền Nam Trung Quốc đã gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế và tính mạng. Những con sông trong khu vực chịu ảnh hưởng từ lũ lụt đã vượt ngưỡng báo động, trong đó khu vực đồng bằng châu thổ sông Trường Giang được đánh giá đã bước vào mùa lũ chính. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-6
 Chiều 7/7, Đài Khí tượng Trung ương (NMC) của Trung Quốc, trực thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc, ra báo động "cam" về tình hình giông bão tại miền Nam nước này từ ngày 7-8/7. Đây là báo động cao thứ hai trên thang đo 4 cấp độ được Trung Quốc sử dụng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của mưa lũ. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-7
 Thành viên ủy ban ứng phó khẩn cấp thị sát kè đá một sườn đồi đang được gia cố ở ngoại ô thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc. Trong tuần qua, các cơ quan khí tượng và ứng phó thiên tai nước này đã cảnh báo nguy cơ sạt lở và lũ bùn vì mưa lớn và lũ lụt kéo dài. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-8
 Theo China Daily, thống kê thời gian qua cho thấy lượng mưa tại nhiều địa phương ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong vòng 80 năm qua. Một bài bình luận ngày 7/7 cho rằng Trung Quốc chưa có đủ cơ sở hạ tầng thủy lợi. "Năng lực các hồ chứa nước trên những con sông lớn và hệ thống thoát nước tại một số thành phố của Trung Quốc cần được cải thiện", tác giả bài viết bình luận. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-9
 Lượng mưa lớn thời gian qua có nguy cơ khiến các hồ trữ nước của Trung Quốc quá tải và gây nên lũ lụt nghiêm trọng. Ủy viên Quốc vụ viện Vương Long tuần này kêu gọi các địa phương huy động toàn lực nâng cao khả năng dự báo và ứng phó khẩn cấp. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-10
 Chiết Giang hôm 7/7 đã nâng mức ứng phó với lũ lụt lên mức cao nhất dọc theo sông Tiền Đường, giữa lúc mưa lớn đã làm tràn bờ sông, hồ và dự báo còn tiếp diễn. Hồ chứa Tân An Giang, công trình chống lũ quan trọng ở phía thượng nguồn sông Tiền Đường, đã vận hành đập tràn lần đầu tiên trong 9 năm. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quoc nang muc ung pho khan cap vi lu lut nghiem trong-Hinh-11
 Từ đầu tháng 6, mưa lớn và lũ lụt đã xảy ra trên 26/31 tỉnh thành của Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở phía nam trong lưu vực sông Trường Giang. Ít nhất 121 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Mưa lớn cũng đe dọa nhiều công trình thủy điện, bao gồm đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Tân Hoa xã.