Vị vua nào của Việt Nam bị lưu đày ở châu Phi hơn 50 năm?

Sinh thời, vị vua này nổi tiếng yêu nước, đam mê nghệ thuật. Ông từng có hơn 50 năm sống ở châu Phi.

Năm 1884, vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn lên ngôi dưới sự phò trợ của các đại thần như Nguyễn Văn Trường, Tôn Thất Thuyết. Cũng thời điểm này nước ta xảy ra nhiều biến cố, tình hình rối ren. Chưa bao giờ Việt Nam lại trải qua đến 3 đời vua chỉ trong vòng vỏn vẹn 4 tháng trời. Cũng chỉ 1 năm sau khi Hàm Nghi lên ngôi, kinh thành Huế đã thất thủ.
Vi vua nao cua Viet Nam bi luu day o chau Phi hon 50 nam?
Chân dung tự họa của vua Hàm Nghi, năm 1896. Ảnh tư liệu
Vua Hàm Nghi có tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là vị vua yêu nước, được người đời sau kính nể vì tinh thần dân tộc. Sau sự kiện năm 1885, vua cùng Tôn Thất Thuyết vào rừng núi Tân Sở (Quảng Trị) lánh nạn. Cũng trong thời gian này, vua nhận đệ trình luận tội giặc Pháp do Tôn Thất Thuyết viết. Vị đại thần đề cập đến việc nhân dân nổi dậy cùng chống Pháp.
Đọc xong, vua Hàm Nghi lập tức ban chiếu Cần Vương. Trong chiếu kể lại những diễn biến xảy ra từ lý do rời bỏ kinh thành, đến tình hình chiến đấu và tố cáo tội ác của quân Pháp. Vua ra sức kêu gọi người dân đứng lên phò vua cứu nước. Chẳng bao lâu, phong trào kháng chiến chống Pháp đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên cả nước. Lúc bấy giờ, khẩu hiệu: “Cần Vương – giúp vua đánh giặc cứu nước”vang lên ở mọi ngõ ngách, khiến quân Pháp cũng mất ăn mất ngủ theo.
Vi vua nao cua Viet Nam bi luu day o chau Phi hon 50 nam?-Hinh-2
Cựu hoàng Hàm Nghi lúc mới bị đày sang Alger. Ảnh: Báo JOURNAL DES VOYAGES
Quân Pháp ra sức kêu gọi vua Hàm Nghi đầu hàng nhưng bất thành. Đến năm 1888, Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội, khiến vua bị bắt. Quân Pháp dùng mọi chiêu thức dụ dỗ, mua chuộc nhưng đều bị ông từ chối. Trước sự bất khuất đó, chúng đành đưa vua Hàm Nghi lên thuyền, đày đến Algeria – một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi.
Kể từ đó, vua Hàm Nghi đã sống ở Algeria suốt 56 năm. Ông trở thành vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam đi đày ở châu Phi và lấy vợ nơi đây. Dù cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi không đạt được kết quả như mong muốn, nhưng tinh thần yêu nước đó thì tồn tại và gây tiếng vang mãi.
Vi vua nao cua Viet Nam bi luu day o chau Phi hon 50 nam?-Hinh-3
Họa sĩ Tử Xuân - Hàm Nghi trong những năm ở Algerie. Ảnh tư liệu
Trong thời gian lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đến với hội họa, bắt đầu trở thành họa sĩ đích thực. Những bức tranh của ông khi đó được vẽ dưới cái tên họa sĩ Tử Xuân. Rất ít người biết họa sĩ Tử Xuân đã từng triển lãm ba lần tại Paris.
Vi vua nao cua Viet Nam bi luu day o chau Phi hon 50 nam?-Hinh-4
"Không đề" của Tử Xuân vẽ theo lối bán trừu tượng, bằng sơn dầu, 1900. Ảnh tư liệu
Vi vua nao cua Viet Nam bi luu day o chau Phi hon 50 nam?-Hinh-5
Bức tranh sơn dầu "Không đề" của họa sĩ Tử Xuân (vua Hàm Nghi) vẽ năm 1900. Ảnh tư liệu
Năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được đưa đến chôn tại vùng Nouvelle-Aquitaine, nước Pháp. Mãi đến năm 2009, bài vị và di ảnh của vua mới được hội đồng Nguyễn Phúc tộc đưa về thờ ở Thế Tổ Miếu (Hoàng thành Huế). Ngày nay, ở Việt Nam có rất nhiều công trình, đường phố mang tên vua Hàm Nghi. Vua Hàm Nghi cùng với vua Thành Thái, vua Duy Tân được người đời nể phục vì tấm lòng yêu nước, kiên quyết chống lại thực dân Pháp.

Chi tiết bất ngờ trong đám cưới "như mơ" của vua Hàm Nghi

Tuy vua Hàm Nghi hơn vợ Tây, bà Marcelle Laloe tới 13 tuổi nhưng không vì thế khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản. Từ lúc đính hôn cho đến ngày cưới của ông đều được giới làm bưu ảnh Alger khai thác triệt để.

Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay
Vua Hàm Nghi (1871 – 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. 
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-2
 Do lãnh đạo phong trào Cần Vương, ông bị thực dân Pháp truất ngôi và đưa đi lưu đày sang Algérie ở Bắc Phi vào năm 1888.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-3
 Tại Alger, thủ đô của Algérie, ông hoàng mất ngôi được bố trí sống tại Villa des Pins (Biệt thự Ngàn thông) khá tiện nghi.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-4
Cuộc sống của ông không đến nỗi chật vật. Rất đông các nhân vật có thế lực trong chính quyền sở tại, các văn nhân, nghệ sĩ tên tuổi trong vùng thường đến làm khách tại nhà ông. 
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-5
 Hơn 15 năm sau ngày định cư tại Alger, tháng 11/1904, ông mới lập gia đình. Cựu hoàng Hàm Nghi cưới bà Marcelle Laloe (sinh năm 1884, người Pháp), con gái của ngài Chánh án Tòa án Alger.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-6
 Điều đặc biệt là tuy vua Hàm Nghi hơn Marcelle Laloe tới 13 tuổi nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-7
 Được tiếp xúc với vua Hàm Nghi nhiều lần Marcelle Laloe ngày càng yêu ông. Bỏ qua mọỉ tập quán cũ, ngài Chánh án Tòa Thượng thẩm Alger rất vui mừng gả con gái Marcelle Aimée Léonie Laloe cho Hoàng thân An Nam.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-8
Ngày 4/11/1904, hôn lễ giữa vua Hàm Nghi với con gái ông Francois Laloe được tổ chức trọng thể tại Thánh đường của Tòa Tổng Giám mục Alger, với sự góp mặt của đông đảo tầng lớp thượng lưu, trí thức.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-9
 Tại lễ thành hôn, cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng lẫy còn vua Hàm Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen, đầu đội khăn xếp. Rất nhiều người dân ở Alger đã kéo đến khu vực nhà thờ để tận mắt chứng kiến lễ cưới khi họ bước ra khỏi thánh đường.
Chi tiet bat ngo trong dam cuoi nhu mo cua vua Ham Nghi va vo Tay-Hinh-10
 Đám cưới của Vua Hàm Nghi và Marcelle năm 1904 được xem là một sự kiện lớn và vô cùng đặc biệt tại Alger. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa một cô gái có xuất thân quý tộc Pháp và một vị vua của một nước thuộc địa Pháp bị lưu đày. Từ lúc đính hôn cho đến ngày cưới của vua Hàm Nghi với bà Laloe đều được giới làm bưu ảnh Alger khai thác triệt để.

May mắn nhất nửa cuối năm 2024, 5 tuổi phát tài, giàu vỡ két

Tử vi dự báo, có 5 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn trong nửa cuối năm. Nếu gặp được quý nhân giúp đỡ trong sự nghiệp, có thể có cơ hội làm giàu chỉ sau một đêm.

May man nhat nua cuoi nam 2024, 5 tuoi phat tai, giau vo ket

Số 5: Mùi: Chuỗi thời gian sắp bước sang nửa cuối năm 2024, vận mệnh tuổi Mùi có thể sẽ có những thay đổi lớn.