Vì sao Vietjet Air nhanh chóng thành công ty tỷ USD?

Chính thức niêm yết, giá trị thị trường của Vietjet Air đã lên đến 1,63 tỷ USD, còn bà Nguyễn Thị Phương Thảo thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Ngày 28/2/2017, 300 triệu cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với giá tham chiếu là 90.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu này đã chứng kiến điệp khúc tăng trần liên tiếp, với mức tăng 37%. Tại mức giá 123.500 đồng/cổ phiếu thì Vietjet Air có giá trị vốn hóa thị trường 37.050 tỷ đồng, tương đương 1,63 tỷ USD.
Thành lập năm 2007, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2011, tính đến tháng 10 năm nay, hãng hàng không bikini đã phục vụ khoảng 30 triệu lượt khách.
Lượng khách trong năm 2016 dự tính đạt 15 triệu người, tăng 60% so với năm 2015, mang lại doanh thu gấp đôi so với con số 11.000 tỷ đồng vào năm ngoái.
Vi sao Vietjet Air nhanh chong thanh cong ty ty USD?
 Vừa lên sàn, Vietjet Air đã nhanh chóng trở thành công ty tỷ USD.
Nhìn lại qua 9 năm hoạt động, bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt với Vietnam Airlines cùng các hãng hàng không khác như Jetstar,… thành công của Vietjet Air chính là nhờ đổi mới không ngừng trong cách tư duy và không ngần ngại ứng dụng những tiện ích, những công nghệ mới nhất nhằm phục vụ khách hàng toàn diện nhất.
Tư duy hiện đại, quyết liệt và trẻ trung chính là yếu tố giúp Vietjet Air liên tiếp đạt được những con số ấn tượng trong doanh thu và lượng người yêu thích.
Mang triết lý hàng không phục vụ đại chúng, bà chủ Vietjet Air, Nguyễn Thị Phương Thảo lại muốn hãng là Emirates của châu Á. Người sáng lập hãng bay này khẳng định: "Tôi xây dựng VietJet không chỉ nhằm cung cấp vé rẻ hơn cho các khách hàng có thu nhập thấp mà còn mang đến cho họ trải nghiệm Skyboss tiêu chuẩn cao".
Hãng còn sẵn sàng đầu tư xây dựng sân bay nếu Chính phủ bật đèn xanh. Việc này nằm trong kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ, mở 26 sân bay trên toàn quốc vào năm 2020 thông qua khu vực tư nhân, khuyến khích phát triển công nghiệp.
Hiện hãng hàng không này sở hữu số lượng đội tàu bay hiện đại thế hệ mới, cũng là hãng đầu tiên mang dòng máy bay Sharklet A320 mới nhất của Airbus về Việt Nam. Nhiều tờ báo quốc tế đánh giá Vietjet có “đội bay sinh động bậc nhất thế giới” khi sở hữu hình ảnh từ chuột Mikey, tới nước ngọt Pepsi và những ngân hàng lớn.
Câu chuyện giá cả sân bay đắt đỏ cũng được Vietjet “xử lý” nhanh gọn khi hãng cung cấp đồ ăn gần gũi, chất lượng kèm giá tốt trên máy bay như xôi, bánh chưng...
Vi sao Vietjet Air nhanh chong thanh cong ty ty USD?-Hinh-2
 Zalo tích hợp tính năng đặt vé và theo dõi chuyến bay của Vietjet Air.
Tư duy trẻ trung, hiện đại của Vietjet Air còn thể hiện ở chỗ nhanh chóng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ, đem lại sự thuận tiện cho người dùng.
Nhận biết việc cập nhật, liên lạc và trao đổi thông tin bằng smartphone đang là xu hướng chủ yếu trong người dùng trẻ, Vietjet Air tích hợp sâu vào Zalo nhờ đó người dùng có thể đặt vé, check-in, theo dõi lịch trình nhanh chóng và hiệu quả. Đây cũng là một trong những yếu tố đem lại sự bùng nổ mạnh mẽ của Vietjet trong năm vừa qua.
Vào cuối tháng 12, ngay khi có thông tin Vietjet Air chuẩn bị IPO, ông Nguyễn Thanh Lam - Chuyên gia công ty chứng Maybank Kim Eng, cho rằng cùng với Vinamilk và Sabeco, IPO của Vietjet là điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Thông tin thêm từ ấn phẩm IFR cho biết hãng hàng không đại chúng này đã tiến hành IPO vào 30/11 và nhận đăng ký mua cổ phiếu từ 1/12 đến 12/12, dự định bán 20% cổ phần ra thị trường. Giới phân tích định giá VietJet trong khoảng 1-1,4 tỷ USD. Đây được đánh giá là một trong những màn ra mắt hấp dẫn nhất trên thị trường chứng khoán Việt
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, nếu không có sự nhanh chóng đổi mới để bắt kịp với xu hướng, cái tên Vietnam Airlines có thể bị “đe doạ” bởi Vietjet Air trong tương lai bởi chính tư duy hiện đại, mới mẻ của hãng.

Hành xử ''hổng giống ai'' của Vietjet Air khiến hành khách thất vọng

(Kiến Thức) - Hủy chuyến, chậm chuyến..., khách hàng mong muốn nhận được giải thích thỏa đáng từ Vietjet Air, nhưng cách hành xử của đại diện Hãng bay này chỉ khiến hành khách thêm thất vọng.

Là hãng hàng không có tỷ lệ hủy chuyến và chậm giờ được nhắc nhiều tại Việt Nam, nhưng khi xảy ra sự cố hàng không, đại diện Vietjet Air đôi lúc lại hành xử và phát ngôn thiếu trách nhiệm, khiến khách hàng bức xúc... càng bức xúc hơn.

"Khách hàng bức xúc là chuyện của khách hàng"

Đây là trả lời của bà Nguyễn Thu Thúy - đại diện  truyền thông của VietJet Air về vụ việc khách hàng P.C.L phản ánh chuyến bay Vietjet Air từ Hà Nội đi Tuy Hòa, mã số VJ441, giờ bay 11h15 trưa 3/11, nhưng đến tận 11h50 vợ chồng ông mới nhận được tin nhắn hủy chuyến do thời tiết. Quá trình chờ chuyến bay thay thế hãng cũng không phục vụ ăn uống, bố trí chỗ nghỉ ngơi cho hành khách. Khi bay đến địa điểm thay thế là Quy Nhơn, khách hàng phải tự bắt xe chứ không được hỗ trợ xe đưa đón đến Tuy Hòa như Hãng thông tin ban đầu. Khách hàng phải tự chi trả 1.500.000 đồng cho hành trình taxi từ Quy Nhơn về Tuy Hòa (Hãng bay hỗ trợ 150.000 đồng cho một hành khách).

Hanh xu ''hong giong ai'' cua Vietjet Air khien hanh khach that vong
 Ảnh minh họa. Nguồn: Công Khanh - Zing.vn 

Con đường phạm tội của “bóng hồng” Minh Thu trong đại án OceanBank

(Kiến Thức) - Tại phiên xử sơ thẩm vụ đại án OceanBank ngày 27/2, bà Nguyễn Minh Thu đã không kìm được cảm xúc, bật khóc trước vành móng ngựa.

Ngày 27/2, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm đại án kinh tế liên quan đến ông Hà Văn Thắm xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Trong vụ đại án OceanBank trên, ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank cùng 47 bị cáo khác bị truy tố về 3 tội danh của Bộ Luật Hình sự gồm: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” (Điều 179); tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 281) và tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 165).