Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa trước đàm phán với Mỹ?

(Kiến Thức) - Triều Tiên tuyên bố nước này vừa phóng thử thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới, ngay trước thềm cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ.

Reuters đưa tin, Triều Tiên vừa tuyên bố bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới từ vùng biển ngoài khơi thành phố Wonsan, phía đông nước này, hôm 2/10, ngay trước thềm cuộc đàm phán hạt nhân mới với Mỹ.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vụ thử tên lửa thành công có ý nghĩa quan trọng khi nó mở ra giai đoạn mới trong việc ngăn chặn các mối đe dọa từ lực lượng bên ngoài cũng như tăng cường năng lực phòng thủ của Triều Tiên.
Vi sao Trieu Tien phong ten lua truoc dam phan voi My?
Bức ảnh được đăng bởi KCNA hôm 2/10 cho thấy một tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: KCNA. 
Theo KCNA, loại tên lửa mới của Triều Tiên vừa được thử thành công là Pukguksong-3, được phóng theo chiều thẳng đứng từ vùng biển ngoài khơi thành phố Wonsan. Thông tin này trùng khớp với một báo cáo từ Quân đội Hàn Quốc trước đó.
KCNA cũng cho biết mặc dù không trực tiếp giám sát vụ thử tên lửa như thông lệ nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới những nhà khoa học đã cống hiến vào thành công của vụ phóng.
Các nhà phân tích cho rằng vụ thử tên lửa này là một trong những động thái gây khiêu khích nhất của Triều Tiên kể từ khi nước này nối lại đàm phán với Mỹ vào năm 2018. Đây cũng có thể coi như một “lời nhắc” của Bình Nhưỡng về năng lực tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ.

Mời độc giả xem thêm video: Triều Tiên công bố hình ảnh phóng tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản trước đây (Nguồn: VTC1)

Triều Tiên khẳng định vụ phóng thử tên lửa “không tạo ra một tác động tiêu cực nào đến an ninh của các quốc gia láng giềng”, song phía Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên án hành động này và cho rằng đây là hành vi vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí tấn công mới, chỉ xếp sau bom hạt nhân

(Kiến Thức) - Việc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm vũ khí tấn công chiến thuật mới cho thấy, Bình Nhưỡng giữ lời hứa không thử tên lửa đạn đạo, hay bom hạt nhân với Mỹ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ ngưng mở rộng kho vũ khí tấn công của mình.

Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, trong ngày 18/4, đích thân Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm một mẫu vũ khí tấn công chiến thuật mới do nước này tự phát triển.
Truyền thông Triều Tiên cũng tiết lộ vụ thử đầu tiên của loại vũ khí này được tiến hành vào đầu năm nay trước hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều khoảng 2 tháng.

Đột nhập “địa ngục” nhốt hàng nghìn tù binh IS tại Syria

(Kiến Thức) - Khoảng 12.000 chiến binh thánh chiến đang bị giam giữ trong 7 nhà tù "địa ngục" tại vùng lãnh thổ do người Kurd kiểm soát ở Tây Bắc Syria, kể từ sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sụp đổ.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria
Ít nhất 1/3 số tù binh IS nói trên là các tay súng nước ngoài, trong đó có hàng trăm người đến từ Anh. Mới đây, The Sun đăng tải những bức ảnh ghi lại cảnh các chiến binh IS bị "nhồi nhét" trong phòng giam của một nhà tù quá tải hiện đang giam giữ 5.000 phạm nhân ở Syria. Ảnh: The Sun.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-2
 Hầu hết họ mặc trang phục màu cam, giống với bộ đồ của những nạn nhân bị hành quyết trong các video trước đây của phiến quân IS, bị cạo sạch râu và tóc. Ảnh: The Sun.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-3
Đa số tù binh phải nằm co mình, chen chúc trên nền nhà trong những phòng giam chật chội, chịu đựng cái nóng như đổ lửa vào ban ngày và lạnh thấu xương về đêm. Ảnh: The Sun.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-4
 Theo The Times, nhiều phạm nhân trong những nhà tù này đang kêu gọi quyền được xét xử. Một tù binh IS đến từ Kenya hét lên: "Chúng tôi muốn được xét xử! Ít nhất hãy cho chúng tôi điều đó!". Ảnh: The Sun.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-5
 Tù binh người Canada bật khóc: "Chúng tôi không được hưởng bất cứ quyền gì. Không cả xét xử. Số phận vô định". Ảnh: AP. 

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-6
 Không chỉ các chiến binh thánh chiến IS bị giam giữ trong các nhà tù chật chội vì quá tải, vợ con họ cũng đang phải trải qua tình trạng tồi tệ ở các trại tị nạn. Được biết, Mỹ đã kêu gọi các nước tiếp nhận lại những tù binh IS là công dân nước mình nhưng gần như tất cả các quốc gia được yêu cầu đều từ chối. Ảnh: WP. 

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-7
Nhiều tay súng nước ngoài IS bị giam giữ tại Syria đang yêu cầu được hồi hương và xét xử tại quê nhà, trong đó có Aseel Muthana, 21 tuổi, đến từ Cardiff (Anh). Ảnh: The Sun.  

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-8
 5 năm trước, Muthana rời nhà để đến Syria tham gia vào hàng ngũ IS và xuất hiện cùng anh trai Nasser trong một video tuyên truyền của tổ chức khủng bố này. Giờ đây, Muthana đang cầu xin được trở về nhà vì “nhớ mẹ” và giải thích rằng anh ta đã bị lừa gia nhập IS. Ảnh: Daily Mail. 

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-9
 Ba năm trước, Tooba Gondal, khi đó 22 tuổi, rời London để gia nhập tổ chức khủng bố IS và nhanh chóng trở thành “bà mối” của tổ chức này sau khi “mai mối” các cô gái trẻ cho các tay súng thánh chiến. Ảnh: Metro.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-10
 Mặc dù từng lên tiếng chỉ trích nước Anh và công khai ủng hộ vụ khủng bố tại Paris (Pháp), Gondal đang tỏ ra hối lỗi và mong muốn được trở về. “Tôi muốn được xét xử công bằng bởi tòa án Anh. Tôi ước gì được chuộc lỗi. Tôi muốn nước Anh chấp nhận lời xin lỗi của tôi và cho tôi thêm một cơ hội”, cô viết trong một bức thư ngỏ mới đây. Gondal hiện đang bị giữ tại trại Ayn Issa, phía bắc Syria. Ảnh: RIC.

Dot nhap “dia nguc” nhot hang nghin tu binh IS tai Syria-Hinh-11
 "Cô dâu IS" Shamima Begum cũng đã cầu xin được trở về Anh sau bốn năm gia nhập IS để “sinh con” cho tổ chức này. Tuy nhiên, đề nghị của cô đã nhanh chóng bị Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel khước từ. Bà Patel tuyên bố rằng “không đời nào” Begum có thể hồi hương. Ảnh: The Sun.