Vì sao Tổng thống Myanmar bất ngờ từ chức?

(Kiến Thức) - Dù thông tin Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw sẽ từ chức xuất hiện cách đây hơn một năm, tuy vậy lý do khiến ông Htin Kyaw phải làm như vậy đến bây giờ mới được tiết lộ.

Theo tờ Frontier Myanmar, lý do ông Htin Kyaw từ chức được đưa ra là vì ông muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar và sức khỏe hiện tại không cho phép ông tiếp tục. Tuy vậy lý do trên vẫn chưa thể thuyết phục các nhà quan sát chính trị ở Myanmar.
Tờ báo này còn trích dẫn thông báo của chính phủ Myanmar cho biết, quá trình bầu tân Tổng thống Myanmar sẽ được tiến hành trong 7 ngày tới, Phó Tổng thống U Myint Swe sẽ giữ cương vị tổng thống lâm thời cho đến khi tiến trình bầu cử kết thúc.
Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw - Ảnh: REUTERS 
Những đồn đoán về sự ra đi của ông U Htin Kyaw tại Myanmar xuất hiện gần một năm nay, tuy nhiên chính phủ Myanmar lẫn các thành viên đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã nhiều lần bác bỏ thông tin này. Dù vậy chính quyền Naypyidaw cũng xác nhận rằng tình trạng sức khỏe của ông Htin Kyaw không thực sự ổn định và cần được điều trị y tế ở nước ngoài.
Ông U Htin Kyaw được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 15/3/2016. Ông là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960. Ông Htin Kwwa còn là một trong những đồng minh thân cận của Cố vấn Nhà nước Myanmar bà Aung San Suu Kyi.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ nhân vật chính trị nào có đủ khả năng để thay thế ông Htin Kwwa trong chính trường Myanmar nhất là khi nhân vật đó phải được sự ủng hộ của các đảng lẫn quân đội nước này.

Mời độc giả xem video:  Ông Htin Kyaw - Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar. (Nguồn Vietnam Plus)


23 nhân viên ngoại giao Nga ở London “khăn gói” lên đường về nước

(Kiến Thức) - 23 nhà ngoại giao Nga bị Anh trục xuất đã rời Đại sứ quán ở London để trở về Moscow. Hình ảnh những chiếc xe buýt đưa các nhân viên ngoại giao cùng người thân của họ rời Đại sứ quán Nga đã được Reuters ghi lại.

Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 20/3, 23 nhân viên ngoại giao Nga bị Anh trục xuất đã mang theo đồ đạc rời Đại sứ quán Nga ở London. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 20/3, 23 nhân viên ngoại giao Nga bị Anh trục xuất đã mang theo đồ đạc rời Đại sứ quán Nga ở London. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Ba chiếc xe buýt với biển số ngoại giao đã đưa 23 nhân viên ngoại giao cùng các thành viên gia đình của họ rời tòa nhà Đại sứ quán Nga ở thủ đô của nước Anh. Một nguồn tin cho hay, họ sẽ trở về Moscow trên một chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Aeroflot.
 Ba chiếc xe buýt với biển số ngoại giao đã đưa 23 nhân viên ngoại giao cùng các thành viên gia đình của họ rời tòa nhà Đại sứ quán Nga ở thủ đô của nước Anh. Một nguồn tin cho hay, họ sẽ trở về Moscow trên một chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Aeroflot.

Nhân viên đại sứ quán vẫy chào tạm biệt khi các đồng nghiệp và người thân của họ lên xe buýt đỗ bên ngoài tòa nhà Đại sứ quán Nga ở London.
 Nhân viên đại sứ quán vẫy chào tạm biệt khi các đồng nghiệp và người thân của họ lên xe buýt đỗ bên ngoài tòa nhà Đại sứ quán Nga ở London.

Một em nhỏ nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên xe buýt.
 Một em nhỏ nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên xe buýt.

Có nhà ngoại giao Nga còn mang theo lồng thú cưng khi lên xe buýt.
 Có nhà ngoại giao Nga còn mang theo lồng thú cưng khi lên xe buýt.

Được biết, Đại sứ Alexander Yakovenko đã tổ chức một bữa tiệc chia tay các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất vào tối 16/3 ở London.
Được biết, Đại sứ Alexander Yakovenko đã tổ chức một bữa tiệc chia tay các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất vào tối 16/3 ở London.
Nhân viên đại sứ quán vẫy tay tạm biệt đồng nghiệp của họ.
 Nhân viên đại sứ quán vẫy tay tạm biệt đồng nghiệp của họ.

Trước đó, ngày 14/3, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, đình chỉ liên lạc cấp cao giữa hai nước sau vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal cùng con gái Yulia bị đầu độc tại thành phố Salisbury (Anh) hôm 4/3. Anh cáo buộc chính quyền Moscow liên quan đến vụ đầu độc.
Trước đó, ngày 14/3, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, đình chỉ liên lạc cấp cao giữa hai nước sau vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal cùng con gái Yulia bị đầu độc tại thành phố Salisbury (Anh) hôm 4/3. Anh cáo buộc chính quyền Moscow liên quan đến vụ đầu độc. 

Đáp trả, Nga cũng đã quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh, đồng thời yêu cầu đóng cửa Văn phòng Hội đồng Anh tại Nga và Tổng lãnh sự quán Anh tại thành phố St. Petersburg.
Đáp trả, Nga cũng đã quyết định trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh, đồng thời yêu cầu đóng cửa Văn phòng Hội đồng Anh tại Nga và Tổng lãnh sự quán Anh tại thành phố St. Petersburg. 

Ngoài ra, phía Nga khẳng định, cáo buộc cho rằng Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal là hoàn toàn “vô căn cứ”.
 Ngoài ra, phía Nga khẳng định, cáo buộc cho rằng Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal là hoàn toàn “vô căn cứ”.

Tìm hiểu về người Rohingya - nhóm dân tộc đang bỏ chạy khỏi Myanmar

Người Rohingya và cuộc di tản quy mô lớn khỏi Myanmar đang trở thành tiêu điểm của cuộc tranh cãi liên quan đến nhân quyền.

Vậy những người Rohingya là ai và căn nguyên nào khiến họ rơi vào tình thế nhiều bi kịch hiện nay. Rohingya là nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi đã sống ở đất nước Myanmar trong nhiều thế kỷ.
Theo đài Al Jazeera, có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống tại Myanmar, chủ yếu tập trung tại bang miền Tây Rakhine.