Vì sao phi tần thời Trung Quốc cổ đại không được đích thân nuôi con?

Để đảm bảo sinh hoạt thường ngày của các tiểu Hoàng tử, tiểu Công chúa, trong hoàng cung sẽ có những vị nhũ mẫu đặc biệt.

Qua các bộ phim truyền hình cung đấu hay một số tư liệu lịch sử, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện, trong hoàng cung, ngoài thái giám và cung nữ còn có những nữ nhân đảm nhận vị trí đặc biệt: Nãi ma. 

Nãi ma còn gọi là nãi nương, nãi tử, nhũ mẫu, nhũ nương... Công việc chính của những nữ nhân này là cho Hoàng tử và Công chúa bú sữa. Điều này khiến không ít người phải thắc mắc, tại sao các Hoàng đế lại không để phi tần đích thân cho con uống sữa mà phải tìm nhũ mẫu. Nguyên nhân đơn giản nhưng lại phản ánh tâm tư thâm sâu của Hoàng đế. 

Trước hết, trên thực tế, nữ nhân duy nhất trong hậu cung được Hoàng đế công nhận thật sự là Hoàng hậu. Những phi tần khác dù có được nhiều sủng ái nhưng địa vị của họ hoàn toàn không sánh bằng Hoàng hậu. Thậm chí khi những phi tần bình thường sinh con, Hoàng đế sẽ không cho phép phi tần đích thân nuôi con mà đều được nuôi lớn dưới danh nghĩa Hoàng hậu hoặc một số phi có địa vị cao trong hậu cung. 

Và để đảm bảo sinh hoạt thường ngày của các tiểu Hoàng tử, tiểu Công chúa, trong hoàng cung sẽ có những vị nhũ mẫu đặc biệt.

Vi sao phi tan thoi Trung Quoc co dai khong duoc dich than nuoi con?

Tiếp theo đó, hầu hết các phi tần hậu cung đều dựa vào nhan sắc mới có được ân sủng của Hoàng đế. Nhưng ai cũng biết rõ, sau khi sinh con, thân thể của các phi tần đều sẽ có sự biến đổi. Lúc đó, nếu tiếp tục đích thân cho con bú thì rất có thể sẽ khiến sức khỏe lẫn hình thể xấu đi. 

Vì vậy, để đảm bảo vinh sủng về sau của mình, các phi tần cũng sẵn sàng để nhũ mẫu giúp mình chăm con. 

Ngoài ra, còn 1 nguyên nhân quan trọng hơn, Hoàng đế không muốn các phi tần hậu cung và Hoàng tử quá thân thiết. Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, gần như các vị Hoàng tử đều tham gia các cuộc đấu tranh giành ngôi báu. 

Tuy nhiên ngôi Hoàng đế chỉ có 1, chính vì vậy mà họ sẽ không ngần ngại dùng mọi nguồn lực xung quanh mình, trong đó có sự ủng hộ của mẹ ruột. Do đó, Hoàng đế không cho phép Hoàng tử gần gũi với mẹ ruột là để giảm bớt tình trạng Hoàng tử dựa vào thế lực ngoại thích của mẹ ruột.

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy rõ tâm tư của Hoàng đế, điều này không chỉ đảm bảo sự ổn định ở hậu cung mà còn có thể khiến các phi tần xung quanh Hoàng đế có thể kéo dài dung mạo trẻ trung. Quan trọng nhất là việc để nhũ mẫu trực tiếp nuôi dưỡng Hoàng tử, Công chúa rất quan trọng với vấn đề thừa kế ngôi vàng. 

Những vị phi tần có kết cục bi thảm nhất triều Thanh

Đằng sau vẻ ngoài hoa lệ, Tử Cấm Thành chứa đựng rất nhiều câu chuyện thương tâm. Dưới đây là những vị phi tần có kết cục bi thảm nhất triều Thanh. Người chết trong oan khuất, người an táng không thụy hiệu.

Đại phi A Ba Hợi: Bị ép tự vẫn để tuẫn táng

Độc chiêu "ăn gian" chiều cao của phi tần nhà Thanh xưa

(Kiến Thức) - Cách đây hàng trăm năm, phi tần nhà Thanh gây chú ý với vóc dáng khá cao, thâm hình mảnh mai. Thế nhưng, đây không phải là chiều cao thực của họ. Các mỹ nhân của hoàng đế "ăn gian" chiều cao từ 5 - 25 cm bằng việc đi loại giày có tên "hoa bồn để".

Doc chieu
 Trong các tài liệu, ghi chép lịch sử cũng như trong phim ảnh, phi tần nhà Thanh, cách cách được mô tả thường sử dụng một loại giày có tên "hoa bồn để".