Vì sao phi tần sau khi thị tẩm xong không được ở lại cung Hoàng đế?

Nguyên nhân lý giải cho việc này bắt nguồn từ một quy định có từ thời nhà Minh mà Hoàng đế Thanh triều phải tuân theo.

Quy định về thị tẩm dưới thời nhà Thanh

Hoàng đế xã hội phong kiến Trung Hoa thường được biết đến là những người sở hữu tam cung lục viện với số lượng phi tần cung nữ lên đến hàng trăm người, mỗi tối muốn ai đến thị tẩm thì gọi người đó, đêm đêm làm tân lang, mỗi ngày đổi một tân nương.

Song không phải Hoàng đế triều đại nào cũng được làm như thế, đặc biệt là Hoàng đế nhà Thanh kể ra còn "thảm" hơn chúng ta nghĩ nhiều.

Sau khi nhà Thanh tiến vào trung nguyên, người Mãn dần bị Hán hóa, lễ giáo Nho gia có ảnh hưởng rất lớn đến các vị Hoàng đế nhà Thanh. Bởi vì nhà Thanh được người Mãn lập nên, vì thế để có được sự công nhận của Nho gia, các vị Hoàng đế nhà Thanh lại càng coi trọng lễ giáo hơn bất kỳ Hoàng đế vương triều nào trong lịch sử. Chính vì thế cho nên các quy tắc trong Hoàng cung nhà Thanh lại càng nghiêm khắc hơn các triều đại khác.

Theo quy tắc trong Hoàng cung nhà Thanh, Hoàng đế không chỉ không được phép tùy ý sủng hạnh cung nữ, hơn nữa cũng không thể tùy tiện cùng phi tần qua đêm.

Hoàng đế có thể lật thẻ bài chọn phi tử đến thị tẩm mỗi đêm nhưng điều đó không có nghĩa là Hoàng đế có thể giữ phi tần đó ngủ qua đêm tại tẩm cung của mình.

"Quyền được ngủ qua đêm tại cung Hoàng đế" chỉ có riêng Hoàng hậu mới có, phi tần thị tẩm xong chỉ có hai lựa chọn, một là đến cung Hoàng hậu để nghỉ ngơi, hai là quay về cung của chính mình để nghỉ ngơi. Cho nên, Hoàng đế nhà Thanh chịu rất nhiều hạn chế, không thể tự do làm điều mình muốn.

Vi sao phi tan sau khi thi tam xong khong duoc o lai cung Hoang de?

Ảnh minh họa.

Quy định trên có từ khi nào?

Hoàng đế nhà Thanh chịu nhiều khuôn khổ, gò ép như vậy, nếu muốn trách chỉ có thể trách tiền triều nhà Minh, cụ thể là trách Minh Thế Tông Gia Tĩnh Đế Chu Hậu Thông của vương triều nhà Minh.

Gia Tĩnh Đế là vị Hoàng đế Đạo giáo rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, thời gian đầu khi ông trị vì, đã cống hiến rất nhiều cho quốc gia, từng cho ban hành "Gia Tĩnh tân chính", thực hiện hàng loạt cải cách.

Nhưng về sau, Gia Tĩnh Đế bắt đầu theo đuổi thuật trường sinh bất lão, sùng bái Đạo giáo, bỏ bê chuyện triều đình, quốc gia, suốt hơn 20 năm không hỏi han chuyện triều chính.

Mà việc khiến Gia Tĩnh Đế bỗng nhiên thay đổi nhiều như thế chính là bởi sự kiện "Nhâm Dần cung biến" diễn ra vào giữa những năm Gia Tĩnh.

Sự kiện này xảy ra vào đêm Gia Tĩnh Đế ngủ lại trong Dực Khôn cung của Tào Đoan Phi. Trong đêm ấy, Gia Tĩnh Đế suýt chút nữa đã bị Tào Đoan Phi cùng cung nữ của Vương Ninh Tần bóp cổ chết, may mắn nhờ có Phương Hoàng hậu kịp thời nghe tiếng chạy tới cứu giá.

Sau khi điều tra rõ ràng mới biết được Vương Ninh Tần lệnh cho cung nữ của mình hợp mưu với cung nữ ở tẩm cung của Tào Đoan Phi để tìm cách giết Gia Tĩnh Đế. Kết quả, Gia Tĩnh Đế hạ lệnh xử tội chết Vương Ninh Tần, Tào Đoan Phi, cung nữ mưu phản Dương Kim Anh cùng những người có liên quan khác.

Vi sao phi tan sau khi thi tam xong khong duoc o lai cung Hoang de?-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Sau sự việc lần đó, Gia Tĩnh Đế ngày càng trở nên nhạy cảm, đề phòng hơn, một mình sống tại Tây Uyển, tâm hướng Đạo giáo. Vì muốn ngăn chặn con cháu đời sau của mình gặp phải chuyện như mình nên Gia Tĩnh Đế đã đặt ra quy định trong cung, đó là Hoàng đế buổi tối chỉ được ngủ một mình nếu muốn qua đêm thì chỉ có thể ngủ qua đêm cùng Hoàng hậu.

Cũng từ đó về sau, các vị Hoàng đế không thể tùy ý ngủ lại qua đêm tại tẩm cung của các vị phi tần như trước, nếu Hoàng đế muốn sủng hạnh vị phi tần nào thì chỉ có thể cho gọi đến tẩm cung của mình để "hành sự", sau khi xong việc thì phải để các nàng quay về cung của chính mình nghỉ ngơi.

Việc Gia Tĩnh Đế định ra quy tắc này được các vị triều thần trong triều nhất loạt đồng thuận, bởi vì dù gì đi chăng nữa, đây cũng là một quy tắc tốt, như vậy có thể tránh việc Hoàng đế trầm mê trong tửu sắc, cho nên hành động này của Gia Tĩnh Đế được các vị triều thần vô cùng tán dương và ủng hộ. Từ đó về sau trong hậu cung nhà Minh luôn tồn tại quy tắc này.

Quy định có phần nghiêm khắc hơn

Sau khi nhà Thanh tiến vào trung nguyên, về cơ bản đều thừa kế, tiếp nối chế độ của nhà Minh, hơn thế nhà Thanh cũng cho rằng quy định này không hề sai, nhờ nó có thể ngăn chặn việc Hoàng đế trầm mê tửu sắc cho nên vẫn tiếp tục giữ vững quy tắc này trong cung.

Vương triều nhà Thanh không chỉ kế thừa chế độ cung đình của nhà Minh, mà còn tiếp tục thay đổi khiến nó trở nên nghiêm khắc hơn cả nhà Minh. Hoàng đế nhà Thanh không cho phép cung nữ hầu hạ, cũng không được phép tùy ý sủng hạnh cung nữ.

Vi sao phi tan sau khi thi tam xong khong duoc o lai cung Hoang de?-Hinh-3

Ảnh minh họa.

Từ sau khi vua Thuận Trị nhà Thanh vào trung nguyên, vua Thuận Trị đã đề ra một quy định, để tránh việc con cháu sau này của mình hoang dâm vô độ, Thuận Trị Đế đã quy định các vị Hoàng đế đời sau không được tùy ý sủng hạnh cung nữ, bên cạnh Hoàng đế cũng không cho phép có cung nữ hầu hạ.

Theo những ghi chép trong cuốn "Nửa đời trước của tôi" do vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi hồi tưởng lại các quy định trong cung đình nhà Thanh, theo đó trong cung đình nhà Thanh, các cung nữ chủ yếu là hầu hạ Thái hậu, Hoàng hậu, các vị phi tần cùng các nữ chủ nhân, còn bên cạnh Hoàng đế thường sẽ do Thái giám lo liệu, hầu hạ.

Trong cung cấm Thanh triều, nếu cung nữ muốn ra ngoài làm việc thay nữ chủ nhân của mình thì phải đi từ nhóm hai người trở lên, chứ không thể đi làm một mình.

Vương triều nhà Thanh nghiêm cấm việc Hoàng đế sủng hạnh cung nữ, điều này còn hà khắc hơn cả nhà Minh. Hoàng đế nhà Thanh nếu muốn sủng hạnh cung nữ thì phải do Hoàng hậu, Hoàng quý phi cùng các thành viên trong Phủ Nội vụ tiến cử, khi Hoàng đế sủng hạnh cung nữ thì bắt buộc phải có sự thống nhất quản lý sắp xếp của Phủ Nội vụ.

Theo ký ức của Phổ Nghi, vào năm 13 tuổi, khi ông đi thỉnh an Cẩn Thái Phi của vua Quang Tự, khi Phổ Nghi vừa bước vào cung, tất cả các cung nữ trong cung tự động lui ra ngoài, trong cung chỉ còn lại mỗi bà vú già hầu hạ Phổ Nghi cùng Cẩn Thái Phi trò chuyện.

Việc này chính là để ngăn chặn mọi nguy cơ từ trong trứng nước, một Phổ Nghi mới chỉ 13 tuổi cũng đã bị ngăn cấm không được tiếp xúc với cung nữ, từ đó có thể thấy quy định trong cung đình nhà Thanh nghiêm khắc đến nhường nào.  

Thời nhà Thanh người ta nghĩ ra cách tàn nhẫn để nối dõi tông đường

Những người nghèo thời Thanh đã phải tìm đến cách làm tàn nhẫn để được nối dõi tông đường.

Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc nói chung và nhà Thanh nói riêng, nếu một người đàn ông muốn cưới vợ sẽ phải tốn rất nhiều chi phí, thế nên những người nghèo, muốn đường đường chính chính cưới vợ là việc dường như không thể.

Tuy nhiên, việc nối dõi tông đường là việc vô cùng quan trọng với người Trung Quốc và các nước châu Á. Ngay cả khi chết đi cũng phải để lại con cháu trước khi chết để có người thờ cúng. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, một hủ tục mang tên “mượn vợ” đã xuất hiện trong lịch sử.

Các gia đình nghèo không đủ khả năng để chi trả cho việc cưới vợ sẽ “mượn vợ” của người khác nhằm giúp duy trì nòi giống, song việc này đòi hỏi một khoản phí nhất định.

Thoi nha Thanh nguoi ta nghi ra cach tan nhan de noi doi tong duong

Khế ước “mượn vợ” dưới thời nhà Thanh. Nguồn: Kknews.

Không giống như xã hội hiện đại, phụ nữ thời phong kiến gần như không có địa vị trong xã hội và không được coi trọng. Đặc biệt là trong hôn nhân, phụ nữ không được tự do hôn nhân và đáng buồn hơn, họ bị coi như công cụ chỉ để sinh sản.

“Mượn vợ” cũng cần cả một quá trình phức tạp. Đầu tiên phải thông qua một người mai mối giới thiệu, sau khi người muốn “mượn vợ” nhìn trúng một cô gái, hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận, cô dâu sẽ ra giá nếu như người đàn ông đồng ý sẽ tiến hành ký khế ước.

Khế ước là thứ quan trọng nhất, trên đó sẽ ghi thời gian vợ ở nhà người khác, thuê bao nhiêu tiền, v.v. Giá của việc cho thuê vợ được xác định tùy theo thể trạng của từng người, thường được tính dựa vào độ tuổi, ngoại hình và thời gian sống với nhau.

Điều quan trọng nhất trong việc “mượn vợ” là phải nối dõi tông đường nên có những yêu cầu về khả năng sinh sản của phụ nữ nên thời hạn thường từ 3 đến 5 năm. Một khi giao ước kết thúc người phụ nữ sẽ bị trả về và không được thấy con của mình.

Hủ tục này có thực sự tồn tại trong lịch sử?

Không chỉ là những tin đồn, tục “mượn vợ” thực sự đã được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử của Trung Quốc.

Bào Siêu - một dũng tướng người Hán nổi tiếng của quân Tương (lực lượng phát triển từ lực lượng dân quân ở nông thôn trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc) trong cuộc chiến tranh của nhà Thanh. Sau khi lấy vợ, do cuộc sống của Bào Siêu quá khó khăn nên ông đã cho người khác thuê vợ của mình để trang trải.

Theo các ghi chép, hủ tục "mượn vợ" kỳ lạ này đã manh nha xuất hiện từ thời Hán (202 TCN - 220). Những cuộc chiến tranh liên miên diễn ra dưới thời kỳ này đã đẩy nhiều người vào cảnh khốn cùng, đói khổ, phải bán vợ cho người khác để mưu sinh.

Thoi nha Thanh nguoi ta nghi ra cach tan nhan de noi doi tong duong-Hinh-2

Đám cưới thời cổ đại. Nguồn: Sohu.

Ngoài ra, việc xuất hiện một số lượng lớn nam giới dư thừa chính là yếu tố khiến việc “mượn vợ” trở nên phổ biến.

Ở mỗi địa phương hủ tục này lại có cách gọi khác nhau, ở Liêu Ninh được gọi là “Đáp hỏa” (Nghĩa là kết bạn), ở Quảng Tây gọi là “Ký đỗ” (Nghĩa là gửi con). Song bất kể tên gọi nào thì về bản chất vẫn giống nhau.

Việc “mượn vợ” đã vi phạm cả nhân tình và nhân tính con người. Vì vậy, nhà Thanh cũng dần ban hành luật cấm cho thuê vợ.. Song luật phát thời này vẫn chưa triệt để, việc xử phạt chỉ diễn ra khi tìm thấy khế ước thuê vợ. Nếu không có khế ước, coi như khe hở luật pháp, sự việc được nhà nước bỏ qua. Hủ tục này đã phát triển nhanh chóng vào thời nhà Thanh và chỉ bị cấm hoàn toàn khi triều đại phong kiến này sụp đổ.

Thuốc phiện vốn rất đắt, tại sao người nghèo thời nhà Thanh vẫn hút?

Từ Hi Thái hậu đã làm những gì mà nạn hút thuốc phiện của người dân dưới thời mạt Thanh lại trầm trọng đến vậy.

Lịch sử cận đại Trung Quốc là giai đoạn lịch sử đầy nhục nhã, chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Thanh dưới sự tấn công của chiến thuyền và đại bác phương Tây buộc phải thi hành mở cửa, thuốc phiện trở thành hồi ức kinh hoàng, đau thương với người Trung Quốc.

Theo ghi chép trong sách sử, thuốc phiện du nhập vào Trung Quốc từ thời Ung Chính. Đến năm 1773, số lượng thuốc phiện tại Trung Quốc lên đến 6000 hòm, mỗi hòm trị giá khoảng 350 lượng bạc trắng.

Thuốc phiện trong thời kỳ đó là mặt hàng xa xỉ phẩm chỉ lưu hành trong giới quý tộc, nhưng đến khoảng sau thế kỷ 19, công ty Đông Ấn Anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây thuốc phiện, thuốc phiện tràn vào Trung Quốc với số lượng lớn.

Triều đình nhà Thanh từ xuất siêu thương mại 2600 vạn những năm đầu thế kỷ 19 chuyển thành phải chi ra 3800 vạn năm 1836, sự việc này kéo dài đã dẫn đến phong trào cấm thuốc phiện diễn ra sau này, cuộc chiến tranh nha phiến cũng bùng nổ vì đó.

Song việc buôn bán thuốc phiện vẫn diễn ra rất mạnh mẽ, theo số liệu thống kê của Dân Quốc, đến năm 1932, dân số Trung Quốc khoảng 474 triệu dân, nhưng số người hút thuộc phiện lên đến 80 triệu người, trong đó bao gồm phần lớn tầng lớp dân cư nghèo và giai cấp thấp.

Con số này quả thực khiến người ta phải ngạc nhiên, giật mình, cũng khó tránh khiến người ta phải hoài nghi về độ xác thực, bởi thuốc phiện dù gì vẫn được xem là mặt hàng xa xỉ với mức giá cao trên trời, vậy tại sao dân nghèo thời nhà Thanh lại vẫn có mà hút?

Ảnh minh họa.

Cách làm của Từ Hi - cách làm khiến người đời sau nguyền rủa

Thời gian đầu thuốc phiện du nhập vào Trung Quốc, triều đình nhà Thanh đã hiểu rõ tác hại của nó.

Đến năm 1823, Đạo Quang Đế hạ lệnh cấp dưới nghiêm túc xử lý "Vụ việc thất trách trong kiểm tra thuốc phiện", bên trong có viết: "Khu vực phía đông và phía Tây tỉnh Điền (tỉnh Vân Nam) chưng cất hoa anh túc thành thuốc phiện, bắt buộc phải nghiêm cấm ngay hành động này, Tuần phủ tỉnh Điền phải lệnh cho quan địa phương truyền đạt cho dân chúng, không được phép trồng cây anh túc, việc này phải xử lý tận gốc."

Sau đó, đến khi Lâm Tắc Từ nhậm chức ở Quảng Châu, mới phát hiện ra không thể cấm triệt để được thuốc phiện, trong bản thượng tấu "Phân tích về việc tiền tệ tăng, trừ lừa đảo, mang lại thuận lợi cho dân chúng", ông đã đề xuất như sau: "Nếu đem so sánh hai cái hại, thì dù cho trong nước vẫn có kẻ lén lút trồng thuốc phiện, nhưng tiền bán được vẫn sẽ ở trong phạm vi quốc gia, khác so với đem tiền cho người phương Tây ".

Ông cho rằng, nếu so sánh giữa thuốc phiện nhập từ nước ngoài và thuốc phiện do người trong nước bán, thì ít nhất nếu tự sản xuất trong nước thì tiền sẽ không rơi vào túi người phương Tây.

Các vị đại thần trong triều như Quách Sùng Đào cũng có cùng suy nghĩ như vậy, nhưng dù như vậy thì cây thuốc phiện khi ấy vẫn chỉ được trồng ở vùng đất bụi.

Nhưng đến năm 1858, khi cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ 2 nổ ra, cùng với đó là phong trào Thái Bình Thiên Quốc diễn ra mạnh mẽ, một Từ Hi Thái Hậu chỉ lo ngọn không lo gốc lại chẳng suy nghĩ được nhiều như thế.

Bà đã ra tuyên bố chính thức về việc trưng thu thuế với thuốc phiện nhập khẩu. Việc này cũng chính là thể hiện rằng, thuốc phiện được trồng ở các vùng đất bụi trước đây đã được cho phép trồng hợp pháp, cùng với thông báo đó, việc trồng thuốc phiện chính thức trở thành là sóng lan khắp Trung Quốc.

Chính vì trồng thuốc phiện mang lại lợi nhuận to lớn, nên nông dân khắp nơi bỏ việc trồng ruộng, chuyển sang trồng cây thuốc phiện. Bấy giờ sử sách Vân Nam có ghi chép rằng: "Ra khỏi cửa Nam, vòng qua phường Kim Mã Bích Kê, qua đê Nghênh Ân, tiết trời cuối xuân, anh túc nở rộ, mênh mông khắp nơi, phủ kín tầm mắt." Khắp nơi đâu đâu cũng có thể nhìn thấy hoa anh túc.

Còn tại Tứ Xuyên, "hơn 140 châu huyện, trừ một vài vùng biên, chẳng có mấy nơi là không có người trồng thuốc phiện."

Đến cả Quý Châu cũng trở thành tỉnh có số lượng trồng thuốc phiện rất lớn, tính vào năm 1879, lượng thuốc phiện trồng được là 500.000kg thì đến năm 1896 con số đã lên đến 20.000.000kg, chiếm ½ tổng lượng thuốc phiện trồng trên cả nước.

Thuế đất trồng cây thuốc phiện đã trở thành một trong những nguồn thu chính của chính quyền nhà Thanh.

Năm 1908, triều đình nhà Thanh thu được 270 triệu lượng bạc, trong số đó 33.020.000 lượng đến từ loại cây có xuất xứ từ phương Tây này. Con số này quả là khiến người ta nhìn thấy mà giật mình, cách làm "lấy thịt đắp vết thương" (chỉ lo giải quyết trước mắt mà không lo hậu quả về sau) như thế này của Từ Hi đã khiến Trung Quốc ngày càng trở nên lạc hậu, đồng thời khiến bà bị đời sau chỉ trích mãi không thôi.