Vì sao pháo tự hành Mỹ chẳng bao giờ đọ được với Nga?

(Kiến Thức) - Với giá thành ước tính lên đến 10 triệu USD cho một khẩu đội, tuy vậy những khẩu pháo M109 của Mỹ lại sở hữu một nhược điểm chẳng hề nên có.

>>> Mời độc giả xem clip: Cận cảnh quá trình khai hỏa của pháo tự hành M109A6 Paladin của Quân đội Mỹ. (Nguồn: Quân đội Mỹ)
Dù được đưa vào trang bị từ Chiến tranh Việt Nam với lịch sử hoạt động hơn 40 năm và được phát triển thành ít nhất 7 biến thể, thế nhưng pháo tự hành M109 hay ngày nay còn được biết tới với cái tên M109A6 Paladin của Quân đội Mỹ vẫn phải nạp đạn thủ công bằng tay, và đển vận hành nó cần tới kíp chiến đấu lên đến 6 người.
Và khi không có hệ thống nạp đạn tự động, M109 hay cả M109A6 (biến thể mới nhất) cũng chỉ có tốc độ bắn khoảng 4 phát/phút đây được xem là tốc độ bắn trung bình thấp cho một mẫu pháo tự hành hiện đại. Trong khi đó nhìn sang Quân đội Nga, có lẽ pháo thủ Mỹ chỉ biết thèm thuồng khi hầu hết những khẩu pháo tự hành hiện đại của Nga đều được trang bị máy nạp đạn tự động.
Điển hình như mẫu pháo tự hành cùng thời với M109A6 là 2S19 Msta được phát triển từ thời Liên Xô, nó có tốc độ bắn lên đến 8 phát/phút với kíp chiến đấu vận hành tối đa chỉ 5 người.
Vi sao phao tu hanh My chang bao gio do duoc voi Nga?
 Sẽ tốt hơn nếu như người Mỹ thực sự quan tâm tới mẫu pháo tự hành độc nhất của mình là M109A6, khi nó chẳng thể sánh được với những mẫu pháo Liên Xô ra đời từ 20 năm trước đó. Nguồn ảnh: Military.com.
Mặc dù xét về mặt tổng thế pháo tự hành M109 vẫn có một số ưu điểm nhất định, nhưng việc nó không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động mô hình chung ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chiến đấu của mẫu pháo này.
Ở biến thể M109A6 Paladin, mẫu pháo tự hành này vẫn sử dụng pháo chính có cỡ nòng 155mm L/39, pháo có trọng lượng chiến đấu khoảng 27.5 tấn và chỉ được bọc thép hạng nhẹ ở xung quanh tháp hoặc một số vị trị trọng yếu. Tầm bắn hiệu quả của M109A6 chỉ đạt khoảng 18km với đạn thông thường và 30km với đạn tăng tầm, trong khi đó con số này ở 2S19 Msta là gần như gấp đôi 45km và 62km, đó là còn chưa kể tới việc pháo tự hành Nga có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nhìn chung, pháo binh Mỹ chưa bao giờ là đối thủ của Liên Xô và cả Nga hiện tại, vì vậy ngay cả khi M109A6 được đánh giá là một trong những mẫu pháo tự hành tốt nhất thế giới ở thế kỷ 21 thì nó cũng chẳng thể nào sánh kịp với những khẩu pháo tự hành của Nga có từ thế kỷ 20.

Quân đội Thụy Sĩ: 500 năm không hề biết chiến tranh là gì

(Kiến Thức) - Ở vị thế địa lý lẫn chính trị của mình, Thụy Sĩ gần như miễn nhiễm với mọi cuộc chiến và gần đây nhất là hơn 500 năm trước.

Quan doi Thuy Si: 500 nam khong he biet chien tranh la gi
 Quân đội Thụy Sĩ vốn được coi là một trong những đội quân "an nhàn" nhất trên thế giới khi nước này thường xuyên nằm ngoài các cuộc chiến tranh thế giới, vì Thụy Sĩ chính là nơi mà tất cả các quốc gia trên thế giới gửi tiền của mình vào trước khi mọi chiến nổ ra. Nguồn ảnh: Zero.

Kinh ngạc ý tưởng dùng pháo M109 phòng không ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Về lý thuyết, lựu pháo tự hành M109 Paladin bắn đạn pháo có điều khiển Excalibur có thể chuyển đổi cho nhiệm vụ phòng không.

Gần đây, việc Trung Quốc triển khai trái phép hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tiêm kích J-11 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang khiến tình hình Biển Đông trở  nên rất phức tạp.

Ngoài việc triển khai vũ khí, Bắc Kinh còn tiến hành lắp đặt các trạm radar trên đảo nhân tạo bồi lấp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những động thái nguy hiểm của Trung Quốc không ngoài mưu đồ quân sự hóa nhằm độc chiếm Biển Đông.