Vì sao nước sôi hắt lên trời cực lạnh đóng băng nhanh hơn nước lạnh?

Một người đàn ông ở Ontario, Canada hắt nước sôi ngoài trời và chứng kiến cảnh nước đóng băng ngay lập tức, trong điều kiện nhiệt độ giảm tới âm 34 độ C.

Mời quý độc giả xem video: Những sự thật khó tin về Trái đất
Theo Mirror, đoạn video mới đăng tải trên internet quay cảnh người đàn ông hắt nước sôi bốc hơi lên trời. Lượng nước đóng băng ngay lập tức, trong điều kiện nhiệt độ âm 34 độ C.
Báo Anh cho biết, video quay tại thị trấn Couburg, bang Ontario, Canada. Nhiều video tương tự xuất hiện trên internet những ngày qua, trong bối cảnh khu vực Bắc Mỹ đang trải qua nhiệt độ thấp kỷ lục, lên tới âm 50 độ C.
Việc nước sôi đóng băng ngay lập tức trước khi rơi xuống đất, trong điều kiện nhiệt độ thấp được cho là hiệu ứng Mpemba.
Người đàn ông làm thí nghiệm để kiểm tra hiệu ứng Mpemba.
Người đàn ông làm thí nghiệm để kiểm tra hiệu ứng Mpemba. 
Hiệu ứng Mpemba được đặt tên sau khi một sinh viên Tanzania có tên Erasto Mpemba đã quan sát thấy hỗn hợp kem nóng đông nhanh hơn kem lạnh.
Năm 1969, tại Đại học Dar es Salaam, Erasto Mpemba công bố nghiên cứu, cho thấy khối lượng nước nóng và nước lạnh tương đương nhau đựng trong các thùng giống nhau sẽ đóng băng ở thời điểm khác nhau. Dĩ nhiên là nước nóng đóng băng trước.
Hồi năm 2016, một nhóm các nhà vật lý ở trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đã công bố nghiên cứu mà họ tin là có thể giải thích được hiện tượng trên.
Nước sôi đóng băng ngay khi được hắt lên trời.
 Nước sôi đóng băng ngay khi được hắt lên trời.
Điểm mấu chốt nằm ở sự tương tác bất thường giữa các phân tử nước. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết điện tích cao, gọi là "liên kết hydro". Chính điều này đã tạo ra độ căng trên bề mặt nước và khiến nó đạt tới điểm sôi nhanh hơn so với các chất lỏng khác.
Tiến sỹ Sun Changqing và Tiến sỹ Xi Zhang ở trường Đại học Công nghệ Nanyang cho rằng, sự liên kết hydro cũng quyết định cách các phân tử nước lưu trữ và giải phóng năng lượng.
Tỷ lệ năng lượng được giải phóng khác với trạng thái ban đầu của nước và vì thế nước nóng có thể giải phóng năng lượng nhanh hơn trong môi trường lạnh đến mức đóng băng.
Tuy vậy, không phải lúc nào nước sôi cũng đóng băng hoàn toàn như đoạn video trên. Người dân được cảnh báo không nên hắt thử nước sôi vì nếu không đúng điều kiện phù hợp, nước có thể không kịp đóng băng hoàn toàn và thậm chí rơi xuống trúng người vừa hắt.

Thần kỳ hiện tượng sóng đang vỗ bờ thì đóng băng

(Kiến Thức) - Đang vỗ bờ thì ngọn sóng biển bị đóng băng thần tốc, cuộn mình một cách chậm chạp hệt như bị "phù phép".

Than ky hien tuong song dang vo bo thi dong bang
Loạt hình ảnh ngọn sóng biển bị đóng băng thần tốc khi đang vỗ bờ do nhiếp ảnh gia Jonathan Nimerfroh chụp lại được ở bờ biển thuộc hòn Nantucket, bang Massachusetts, Mỹ khiến nhiều người kinh ngạc. (Nguồn Bored Panda)

Con chim bói cá bị đóng băng khi lao xuống hồ lạnh cóng

Con chim bói cá bị đóng băng nguyên vẹn với tư thế đang lao xuống.

Con chim boi ca bi dong bang khi lao xuong ho lanh cong
Hai con chim bói cá đóng băng khi lao xuống hồ

Những bức ảnh kinh ngạc này cho thấy hai con chim bói cá bị đóng băng hoàn toàn nguyên vẹn sau khi lao xuống hồ để tìm thức ăn.

Theo Mirror, con chim đóng băng trong tư thế đang lao xuống. Một linh mục đã phát hiện ra điều này và nhận xét đó là một cảnh “bi thảm nhưng cũng kì lạ và tuyệt vời”.

Hai con chim được tìm thấy gần thị trấn Weisendorf ở Bắc Bavaria nước Đức khi nhiệt độ giảm thấp ở phần lớn châu Âu.

Con chim boi ca bi dong bang khi lao xuong ho lanh cong-Hinh-2
Theo Mirror, con chim đóng băng trong tư thế đang lao xuống

Được sự cho phép của Cơ quan bảo tồn thiên nhiên Đức, quan chức kiểm lâm đã cưa khối băng chứa chim bói cá ra khỏi hồ.

Giám đốc lâm nghiệp địa phương Peter Proebstle rất ngạc nhiên và nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy điều gì như vậy.

Được biết chim bói cá thường chui qua các hố băng xuống làn nước lạnh cóng để bắt cá nhỏ. Có thể con chim này đã không tìm thấy hố băng hoặc có thể nước trên bề mặt đóng băng quá nhanh.

Con chim boi ca bi dong bang khi lao xuong ho lanh cong-Hinh-3
Được biết chim bói cá thường chui qua các hố băng xuống làn nước lạnh cóng để bắt cá nhỏ

Có 90 loài chim bói cá trên toàn thế giới. Con vật được phát hiện ở Bavaria là loài chim thường ăn mồi ở các sông, hồ của Anh.

Tháng trước, một hình ảnh tương tự cũng xuất hiện trên mạng, cho thấy một con cáo bị đóng băng sau khi rơi xuống hồ băng ở Đức.

Đợt lạnh thời điểm đó quét qua toàn châu Âu, có nơi nhiệt độ chỉ là – 30 độ C, khiến hơn 30 người thiệt mạng.