Vì sao nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt tạm giam?

(Kiến Thức) - Ông Trần Bắc Hà đã có những vi phạm rất nghiêm trọng, trong đó, có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV; Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV; Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh và Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.
Ông Trần Bắc Hà và các bị can bị khởi tố, bắt giam về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu từ và phát triển Việt Nam (BIDV).
Vi sao nguyen Chu tich BIDV Tran Bac Ha bi bat tam giam?
Ông Trần Bắc Hà. 
Ông Trần Bắc Hà - sinh năm 1956, quê Bình Định, bắt đầu làm việc tại BIDV tháng 2/1981. Sau đó 10 năm, tháng 7/1991, ông Trần Bắc Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV chi nhánh Bình Định khi tròn 35 tuổi. Vào tháng 10/1999, ông Trần Bắc Hà giữ chức Phó Tổng giám đốc BIDV.
4 năm sau, đến tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIDV. Tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV. Ngày 1/9/2016, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có thông báo chính thức về việc ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV sẽ nghỉ hưu.
Ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và hơn 8 năm giữ chức Chủ tịch HĐQT của BIDV. Ông Hà từng được xem như "linh hồn" của BIDV trong suốt thời gian dài và là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV và cũng là người chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc. Ông cũng là người chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Trần Bắc Hà có những vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Đáng chú ý, ông Hà đã có vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV.
Đặc biệt, ông Trần Bắc Hà đã có những vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Do vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau đó đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà.
Hiện ông Trần Bắc Hà đã bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, làm rõ.

Triệu tập ông Trần Bắc Hà tới phiên tòa xử đại án Phạm Công Danh

(Kiến Thức) - Việc ông Trần Bắc Hà được triệu tập tới phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh ngày 24/7 tới đây vì có liên quan tới việc phê duyệt cho 12 công ty “ma” của Danh vay 4.700 tỷ.

Dự kiến, ngày 24/7 tới đây, TAND TP HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh và 45 đồng phạm ra xét xử tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Để phục vụ việc xét xử, TAND TP HCM cho hay sẽ triệu tập hàng trăm cá nhân và đơn vị được xác định có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó sẽ bao gồm hàng loạt "đại gia ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn". Đáng chú ý, có ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV - người vừa bị Ủy ban Kiểm tra TW khai trừ khỏi Đảng cũng bị triệu tập tới tòa.

Ngày 15/1, hạn chót để ông Trần Bắc Hà phải có mặt tại tòa

Liên quan đến việc triệu tập hai lãnh đạo của BIDV là ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, sáng 13/1, đại diện VKS một lần nữa đề nghị làm rõ tình trạng của hai người này.

TAND TP HCM chủ yếu xoay quanh số tiền 4.700 tỉ đồng mà Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ VNCB.
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet).
Ngày 15/1, tiếp tục phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh (Nguồn: Internet).