Vì sao Lotte chưa được đầu tư dự án TP thông minh Thủ Thiêm?

NĐT dự kiến của dự án Thành phố thông minh Thủ Thiêm được chọn là Liên doanh Lotte. Nhưng vì sao đến giờ liên doanh này vẫn chưa được giao đầu tư dự án?

Tháng 8/2015, UBND TP HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho Thành phố được quyết định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu phức hợp Thành phố thông minh Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Eco Smart City) tại khu chức năng 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
 
Nhà đầu tư dự kiến được chọn là Liên doanh Lotte, gồm 4 công ty con: Lotte Asset Development Co., Ltd.; Lotte Shopping Co., Ltd.; Hotel Lotte Co., Ltd. và Lotte Engineering & Construction Co., Ltd. với 3 công ty là Mitsubishi Corporation; Mitsubishi Estate Co., Ltd. và Toshiba Corporation).
Theo UBND TPHCM, đến nay khu vực này vẫn chưa có dự án nào được triển khai xây dựng vì khó kêu gọi đầu tư. Một số đơn vị quan tâm thì luôn đề nghị thay đổi, điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt.
Trong khi đó, nhà đầu tư liên doanh này đã chấp nhận ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô. Đồng thời họ cũng cam kết sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật toàn khu 2a để sớm hình thành khu trung tâm tài chính - ngân hàng, thương mại và dịch vụ.
"Việc nhà đầu tư ký quỹ và đóng tiền sử dụng đất trước như vậy sẽ tạo nguồn thu khá lớn cho ngân sách thành phố để trả một phần nợ vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm (khoảng 29.000 tỷ đồng), giảm bớt số lãi vay đang phát sinh hàng ngày hiện nay (khoảng 2,9 tỷ đồng mỗi ngày)", UBND TPHCM cho biết.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân vào tháng 3/2015, Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong Bin cũng cam kết dự án Thủ Thiêm Eco Smart City sẽ góp phần vào việc xây dựng Thủ Thiêm trở thành một đô thị hiện đại ngang tầm khu vực Đông Nam Á.
Tổng số vốn đầu tư mà liên doanh Lotte cam kết vào khoảng 2,2 tỷ USD. Dự án có diện tích khoảng 16,71 ha bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, chung cư... và điểm nhấn là tòa cao ốc 50 tầng.
Đến nay Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có trả lời chính thức về việc chấp thuận hay không đề xuất của UBND TPHCM.
Gần đây nhất, trong văn bản góp ý với Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của UBND TPHCM ngày 26/8, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết UBND TPHCM đã nêu một số lý do để đề nghị áp dụng lựa chọn nhà đầu tư dự án Thủ Thiêm Eco Smart City trong trường hợp đặc biệt. Đó là xuất phát từ nhu cầu thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn chế, áp lực trả lãi vay và nợ gốc lớn.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng việc huy động nguồn vốn thương mại để giải phóng mặt bằng chỉ là một trong những phương án chuẩn bị đầu tư do UBND TPHCM lựa chọn chứ không phải là điều kiện đặc thù riêng biệt của dự án mà không thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu theo quy định tại điều 26 của Luật Đấu thầu.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng lý do cấp bách cần có nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho việc trả nợ vay để chỉ định liên doanh Lotte làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Thành phố thông minh Thủ Thiêm của UBND TPHCM là chưa phù hợp.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng có ý kiến trả lời rằng dự án tại khu 2A khu đô thị Thủ Thiêm là dự án đầu tư có sử dụng đất, do đó việc lựa chọn nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luật đấu thầu, đầu tư, xây dựng, nhà ở, đất đai, các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài và các lĩnh vực có liên quan.

Soi dự án có tòa nhà cao “vượt mặt” Keangnam Landmark 72

(Kiến Thức) - Tòa nhà 86 tầng, vượt mặt Keangnam thuộc dự án khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City), tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72
Mới đây, UBND TP HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Liên doanh Empire City thực hiện dự án khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City) cao 86 tầng (nằm tại lõi KĐT mới Thủ Thiêm, TP HCM). Ảnh phối cảnh dự án.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-2
Tháp Empire City cao 86 tầng lúc hoàn thành dự kiến năm 20122 sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam “soán ngôi” tòa nhà cao nhất Việt Nam đã được hoàn thiện và sử dụng là Keangnam Landmark 72 (Hà Nội). Nguồn ảnh: Kinh tế và đô thị.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-3
Khi hoàn thành vào năm 2022, tòa tháp này sẽ cao nhất Việt Nam, vượt chiều cao của công trình 81 tầng The Landmark 81, thuộc khu đô thị cao cấp Vinhomes Central Park đang được xây dựng tại quận Bình Thạnh (TP HCM).
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-4
Dự án Empire City được xây dựng trên khu đất diện tích khoảng 14,5 ha (tại khu đô thị mới Thủ Thiêm,quận 2, TP HCM), dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và ven sông Sài gòn. 
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-5
Empire City gồm một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc và căn hộ dịch vụ, bãi đậu xe ngầm… Ảnh phối cảnh KĐT mới Thủ Thiêm.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-6
Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 730.000m2. Trong đó, điểm nhấn của dự án là tòa tháp đa năng 86 tầng với kiểu dáng kiến trúc độc đáo. Nguồn ảnh: Ban quan lý KĐT Thủ Thiêm.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-7
Dự án đã được trao giấy phép đầu tư ngày 20/6/2015. Đơn vị đầu tư là Công ty TNHH Liên doanh Empire City, một công ty có vốn góp 50-50 giữa đối tác gồm hai công ty Việt Nam là Công ty TNHH Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Tiến Phước Trần Thái với đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd. Nguồn ảnh: Ban quan lý KĐT Thủ Thiêm.
Cụm dự án dự kiến khởi công dự án vào quý 4/2015 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo từng giai đoạn. Ảnh phối cảnh KĐT Thủ Thiêm.
 Cụm dự án dự kiến khởi công dự án vào quý 4/2015 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo từng giai đoạn. Ảnh phối cảnh KĐT Thủ Thiêm.

Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-9
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là trung tâm thành phố mới hiện đại mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tổng thể TP HCM. Khu đô thị gồm 8 khu chức năng như khu thương mại dịch vụ đa chức năng, khu phức hợp với các chức năng thương mại, dân cư và thể thao... Ảnh: Khu chức năng số 2 nằm ở phía Nam của Khu Lõi Trung tâm

Những khách sạn kỳ lạ, độc đáo nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Khách sạn hình đĩa bay trên cây, khách sạn trong lòng đại dương, khách sạn cheo leo giữa trời... là những khách sạn kỳ lạ nhất thế giới khiến du khách vô cùng thích thú.

Nhung khach san ky la, doc dao nhat hanh tinh
Khu khách sạn trên cây Treehotel ở phía Bắc Stockholm là một trong những khách sạn kỳ lạ nhất thế giới. Khu khách sạn có nhiều loại phòng nghỉ vô cùng độc đáo, có phòng được thiết kế như một đĩa bay, có phòng giống chiếc tổ chim lơ lửng... Trong ảnh là một phòng ngủ khách sạn bằng kim loại kỳ lạ ở độ cao 6m giữa rừng cây. 

Nhung khach san ky la, doc dao nhat hanh tinh-Hinh-2
 Một bóng đèn chiếu xuống cầu thang dẫn lên phòng, khiến buồng ngủ độc đáo này như thể đang lơ lửng trên mặt đất. Bên trong khách sạn trên cây UFO mô phỏng một tàu vũ trụ, thậm chí ga gối cũng được thêu hình các chòm sao.

Nhung khach san ky la, doc dao nhat hanh tinh-Hinh-3
Phòng Adventure của khách sạn trên cao Natura Vive, Peru: Những người ưa mạo hiểm không thể bỏ qua nơi nằm cheo leo ở vách đá thuộc một trong những ngọn núi cao nhất Peru. Ảnh: Natura Vive. 

Nhung khach san ky la, doc dao nhat hanh tinh-Hinh-4
 Du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng thiêng hùng vĩ qua buồng ngủ bằng kính, với giá 282 USD một đêm. Ảnh: Natura Vive.