Vì sao Hải Dương đề xuất thu hồi 02 KCN của VIDIFI?

Tỉnh Hải Dương đề xuất Thủ tướng thu hồi chủ trương cho VIDIFI làm chủ đầu tư KCN Hoàng Diệu (250ha) và KCN Hưng Đạo (200ha), do doanh nghiệp này không thực hiện các thủ tục đầu tư.

Theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam – Công ty cổ phần (VIDIFI) được giao là chủ đầu tư Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, theo hình thức hợp đồng BOT.

Vi sao Hai Duong de xuat thu hoi 02 KCN cua VIDIFI?
 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do VIDIFI làm chủ đầu tư - Ảnh: vidifi

Theo đó, ngoài việc đầu tư tuyến đường cao tốc và được thu phí thì VIDIFI còn được giao đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 5 dự án khu đô thị, gồm: Gia Lâm (TP. Hà Nội), Gia Lộc (Hưng Yên), Nam Hải, Hưng Đạo, Quang Trung (TP. Hải Phòng) và 5 KCN, gồm: Tân Dân, Lý Thường Kiệt (Hưng Yên); Hoàng Diệu, Hưng Đạo (Hải Dương); Cầu Cựu (Hải Phòng) để hoàn vốn.

Mặc dù được UBND tỉnh Hải Dương đã giao triển khai lập quy hoạch Khu công nghiệp Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc (250ha), Khu công nghiệp Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (200ha) nhưng đến nay VIDIFI chưa thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng đối với các dự án khu công nghiệp nêu trên.

Chính vì vậy, mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã trình và đề xuất Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan xem xét thu hồi chủ trương giao VIDIFI là chủ đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng KCN Hoàng Diệu, KCN Hưng Đạo, đồng thời giao lại cho UBND tỉnh Hải Dương lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của VIDIFI, trong quá trình thực hiện còn có những những khó khăn, vướng mắc về tài chính, kinh nghiệm và cơ chế nên chưa thực hiện được dự án.

Tổng doanh thu của VIDIFI giai đoạn 2015 - 2021 (chủ yếu là thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5) là 12.889 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí lên tới 22.199 tỷ đồng, khiến VIDIFI bị âm 9.219 tỷ đồng do doanh thu không đủ bù đắp chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay (chiếm 79% chi phí mỗi năm, trung bình là 7,75 tỷ đồng/ngày).

Bên cạnh đó, VIDIFI đã tập trung toàn bộ nguồn vốn để xây dựng Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên “kiệt lực”, không thể thu xếp được vốn chủ sở hữu tối thiểu và góp vốn để triển khai các khu đô thị, KCN theo quy định.

Trường hợp thu hồi chủ trương giao VIDIFI triển khai thực hiện các khu đô thị, KCN mà chuyển cho địa phương thực hiện, thì VIDIFI phải tính toán lại phương án tài chính, các địa phương phải hỗ trợ, bù đắp để đảm bảo phương án tài chính.

Cận cảnh dự án đường nối 2 cao tốc huyết mạch phía Bắc hơn 700 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn qua tỉnh Hà Nam) vẫn đang thi công, dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng từ năm 2023.

Can canh du an duong noi 2 cao toc huyet mach phia Bac hon 700 ty dong
Dự án thành phần II (giai đoạn 2) thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn qua tỉnh Hà Nam có chiều dài 16,5 km. (Ảnh: Tiền Phong). 

Những tuyến cao tốc nào sẽ đi qua địa phận tỉnh Thái Bình?

Theo dự thảo quy hoạch, 3 tuyến cao tốc sẽ đi qua địa bàn tỉnh Thái Bình gồm: Cao tốc CT.08 (Ninh Bình - Hải Phòng), cao tốc CT.39 (vành đai 5 Hà Nội), cao tốc CT.16 Thái Bình - vành đai 5 Thủ đô - Hưng Yên.

Theo dự thảo quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thái Bình sẽ có thêm 3 tuyến cao tốc đi qua địa bàn.
Cụ thể, cao tốc CT.08 (Ninh Bình - Hải Phòng) được tích hợp theo quy hoạch quốc gia, thuộc hệ thống cao tốc phía Bắc có chức năng hỗ trợ Quốc lộ 10 kết nối cảng Hải Phòng với khu vực Bắc Trung Bộ. Điểm đầu của tuyến giao với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông TP Ninh Bình; điểm cuối giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (CT04).