Vì sao đao phủ xưa kiên quyết không mài đao dù có cùn?

Hành động mài đao cho sắc bị coi là hành động trợ ác tích tà, khiến tội nghiệt thêm nặng đối với đao phủ thời xưa. 

Thông thường, khi xem phim cổ trang, đặc biệt là những bộ phim có đề tài lịch sử, mọi người sẽ thấy có cảnh hành quyết tại pháp trường bằng phương thức chém đầu. Tại pháp trường, các đao phủ sẽ vô cùng lạnh lùng, vác trên vai cây đao lớn, khi phán quan hô chém, họ sẽ hành động như một cái máy, giơ đao chém xuống, kết thúc hình phạt.
Thực tế, nghề đao phủ có nhiều góc khuất, có nhiều bí mật. Một trong những bí mật của đao phủ đó là họ không bao giờ mài đao. Cho dù đao có mòn, có cùn đi, họ cũng sẽ không chịu mài. Vì sao? Có vài nguyên nhân sau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Vi sao dao phu xua kien quyet khong mai dao du co cun?
 
Đối với đao phủ mà nói, chiếc đại đao dùng để thực thi hình phạt chém đầu không phải là chiếc đao bình thường. Theo quan niệm của họ, những vong hồn chết dưới đao nhiều vô số, trong đó có cả những vong hồn oan khuất, bị xử án sai. Những vong hồn này chết không siêu thoát, oán giận ngập trời, quanh quẩn ở pháp trường, tụ vào trong đao. Vì vậy, chiếc đao này vô cùng xui xẻo, xúi quẩy.
Mài đao vốn là để đao thêm sắc, đao thêm sắc thì chỉ càng chém nhiều người hơn. Thế cho nên, hành động mài đao cho sắc bị coi là hành động trợ ác tích tà, khiến tội nghiệt thêm nặng.
Vi sao dao phu xua kien quyet khong mai dao du co cun?-Hinh-2
 
Tất cả những người làm nghề đao phủ đều truyền tai nhau, tuyệt đối không được mài đao, vì như thế là tiếp tay làm việc ác, tăng thêm nghiệp cho mình.
Ngay cả khi nhận được chỉ thị mài đao, những đao phủ này cũng sẽ lơ đi, cho nhiều tiền hơn nữa, họ cũng không dám làm. Căn bản, đối với họ, chiếc đại đao xử trảm phạm nhân không phải chiếc đao bình thường mà là một hung khí đích thực, đã nhiễm máu của vô số người, bám vào vô số hồn phách, mài đao sẽ gặp phải vận rủi liên miên, có thể mất mạng.
* Tiêu đề bài viết do Kiến Thức đặt lại. 

Giật mình câu nói kỳ quặc của tử tù trước giờ hành quyết

Phạm tội và chịu hành quyết là những điều rất đáng sợ, thế nhưng với một số tội phạm tử tù, bạn có tò mò muốn biết giây phút cuối đời của họ sẽ thế nào không?

Giat minh cau noi ky quac cua tu tu truoc gio hanh quyet
 Những kẻ tử tù đã nghĩ gì trước khi bị hành quyết, bạn có thắc mắc điều đó không? Họ sợ hãi vì những gì sắp xảy ra, họ hối tiếc những điều tốt đẹp trong quá khứ hay họ ân hận vì những tội ác mình mắc phải?
Giat minh cau noi ky quac cua tu tu truoc gio hanh quyet-Hinh-2
Nữ hoàng Marie Antoinette: Ngày 16/10/1793 Nữ hoàng Marie Antoinette nước Pháp được đưa ra pháp trường bằng một chiếc xe ngựa. Hàng ngàn người đã có mặt để đưa tiễn Nữ hoàng lần cuối. Theo sử sách ghi lại, ngay cả khi cận kề cái chết, Nữ hoàng vẫn giữ thái độ bình tĩnh và vô cùng liều lĩnh. Nhiều người đã hi vọng được nghe một câu nói tử tế và đáng nhớ của bà. Thế nhưng, cuối cùng những điều Nữ hoàng nói lại vô cùng kỳ quặc. Bà đã hướng đến gã đao phủ và nói: "Xin lỗi ngài, tôi không có ý làm thế". Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không giải thích được ý nghĩa câu nói đó của bà. 

Giải mã những kiểu chết hãi hùng nhất thời xưa

(Kiến Thức) - Vào thời xưa, nhiều kiểu chết hãi hùng, tàn bạo được thực hiện ở Anh như chặt đầu, thiêu sống, treo cổ... Không chỉ dân thường, có bà hoàng nước Anh cũng từng trải qua cái chết vô cùng đau đớn khi bị khép vào tội tử hình.

Giai ma nhung kieu chet hai hung nhat thoi xua
 Chặt đầu là một trong những kiểu chết hãi hùng trong lịch sử nước Anh. Những người tử hình theo phương pháp này thường là những người phạm tội nghiêm trọng như giết người, phản quốc... Đao phủ thường dùng rìu, kiếm để chặt đầu phạm nhân.