Vì sao chuyên gia Nhật xin thêm 2 tháng làm sạch sông Tô Lịch?

Các chuyên gia Nhật đã gửi công văn đến Thủ tướng xin lùi thời hạn kết thúc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor đến ngày 17/9 với lý do liên quan đến việc Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch.

Ngày 16-7, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, cho biết đơn vị đã gửi công văn tới Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội đề nghị lùi thời hạn kết thúc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor đến ngày 17-9.
Việc Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch khiến toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi, bây giờ phải làm lại từ đầu.
Vi sao chuyen gia Nhat xin them 2 thang lam sach song To Lich?
Công nghệ Nano-Bioreactor được các chuyên gia Nhật Bản đưa vào thử nghiệm trên sông Tô Lịch từ giữa tháng 5 vừa qua 
Theo công văn, được sự giúp đỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan của TP Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã thực hiện Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Công việc triển khai dự án, kết quả bước đầu rất khả quan dưới cả góc độ kỹ thuật và thực tế cảm nhận của người dân sống cạnh khu thí điểm.
Tuy nhiên, vào ngày 9-7, thực hiện chủ trương của UBND TP Hà Nội về công tác phục vụ thoát nước mùa mưa theo quy định, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25 cm. Do vậy, trong 3 ngày 9 đến 12-7, khoảng hơn 1,5 triệu m3 nước Hồ Tây đã được xả vào trực tiếp đầu nguồn sông Tô Lịch, nơi có khu thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch của dự án Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đang thực hiện.
Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đánh giá đây là nguyên nhân khách quan và đảm bảo an toàn cho TP trong mùa mưa nên việc xả nước là theo đúng quy định của UBND TP.
Tuy nhiên, nếu là thực hiện dự án trên cả dòng sông Tô Lịch, từ đầu nguồn phía bên kia đường Hoàng Quốc Việt cho đến cả dòng sông, thì hệ vi sinh vật có lợi được kích hoạt liên tục, và càng có dòng chảy thì hệ vi sinh vật này càng dễ khuếch tán và có tác dụng phân giải chất ô nhiễm, nhưng lần này họ thử nghiệm và đánh giá kết quả chỉ trong đoạn 300 m ở đầu nguồn, nên với lượng nước xả là 1,5 triệu m3 xả vào khu thí điểm của công nghệ Nhật Bản gấp 10 lần lượng nước thải/ngày đêm từ 280 cống chảy vào sông Tô Lịch nhưng lại chỉ chảy cuồn cuộn vào khu xử lý từ 1 cửa xả đầu nguồn duy nhất.
"Hệ thống máy nano được gia cố và các bọt khí nano được tạo ra liên tục nên không bị ảnh hưởng bởi việc xả nước. Tuy nhiên, sau khi chuyên gia Nhật Bản chúng tôi kiểm tra hệ vi sinh vật của tấm Bioreactor thì thấy toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi và không còn ở khu 300 m để đánh giá nữa.
Nếu làm trên cả dòng sông thì dù hệ vi sinh vật có lợi có trôi khuếch tán đi và cả dòng sông có bọt khí nano thì có thể lấy mẫu thêm ở các vị trí trên giữa nguồn và hạ nguồn dòng sông thì vẫn đánh giá được kết quả.
Do vậy, gần như chúng tôi phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan" - Công văn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản nêu rõ.
Vi sao chuyen gia Nhat xin them 2 thang lam sach song To Lich?-Hinh-2
 Nhiều loại cá theo dòng chảy từ hồ Tây vào sông Tô Lịch không thích nghi được môi trường nên đã chết hàng loạt
Do vậy, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản báo cáo với Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội cùng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan về việc lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng tới ngày 17-9 (đây là dự kiến, tùy tình hình nếu có thể rút ngắn hơn, Tổ chức sẽ có văn bản báo cáo sau).
Cũng theo Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, Tổ chức hiểu việc xả nước từ hồ Tây là công việc thoát lũ mùa mưa để đảm bảo an toàn theo đúng chủ trương và chỉ đạo của UBND TP.
Tuy nhiên, do chỉ là thử nghiệm trên đoạn sông 300 m (chứ không phải trên cả dòng sông) nên Tổ chức đề nghị cố gắng điều chỉnh việc xả nước từ Hồ Tây sau khi thí điểm của Tổ chức hoàn thành, trừ trường hợp bất khả kháng bão lũ tràn về gây mất an toàn cho Hồ Tây thì bắt buộc phải xả nước.

Bị cách chức vụ Đảng, ông Nguyễn Hồng Trường mắc những sai phạm gì?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Hồng Trường phải chịu trách nhiệm cá nhân về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án… không đúng thẩm quyền.

Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?

Ngày 16/7/2019, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải và ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-2
 Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/12/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả các vi phạm và quá trình công tác, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Hồng Trường bằng hình thức cách chức Uỷ viên Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021. 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-3

Đồng thời, Ban Bí thư yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Nguyễn Hồng Trường đồng bộ với xử lý kỷ luật về Đảng.

 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-4

Trước đó, sau khi xem xét Tờ trình số 214-TTr/UBKTTW, ngày 12/7/2019 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy, ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông vận tải, ông Trường cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải.

 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-5
 Ông Nguyễn Hồng Trường cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, cho cổ phần hóa,… không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật về cổ phần hóa, quản lý vốn tại các doanh nghiệp.
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-6
 Việc ông Nguyễn Hồng Trường đồng ý cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện một số hoạt động không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2013 và các quy định của Chính phủ; thiếu kiểm tra, để các doanh nghiệp được phân công phụ trách vi phạm, khuyết điểm gây thất thoát tài sản của nhà nước.
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-7

Quá trình kiểm điểm, ông Nguyễn Hồng Trường đã nhận thức rõ vi phạm và trách nhiệm của mình trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-8

 “Vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Hồng Trường là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Giao thông vận tải và cá nhân đồng chí”, Ban Bí thư nhận định.

 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-9
 

Trước đó, tại kỳ họp thứ 37 (ngày 2 đến 4/7/2019), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và một số cá nhân về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 35 của UBKT Trung ương. UBKT Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 – 2016 và ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT.

Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-10

Ông Nguyễn Hồng Trường sinh năm 1957, tại Nghệ An, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải từ năm 2007 đến năm 2017. 

 
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-11
 Trước năm 2007, ông làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Tháng 4/2007, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-12
Tháng 2/2016, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh phân công công tác của thành viên Chính phủ (Thông báo số 33/TB-VPCP ngày 05/02/2016 của Văn phòng Chính phủ), ngày 5/2/2016, Bộ trưởng Bộ GTVT có Quyết định số 447/QĐ-GTVT giao ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải phụ trách điều hành công tác của Bộ Giao thông vận tải (từ tháng 02/2016 - 04/2016).  
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-13
 Ngày 01/8/2017, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định nghỉ hưu theo chế độ.
Bi cach chuc vu Dang, ong Nguyen Hong Truong mac nhung sai pham gi?-Hinh-14

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Hội An toàn giao thông Việt Nam diễn ra ngày 20/12/2017, các thành viên Ban Chấp hành Hội An toàn giao thông Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT giữ chức Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam. 

Cận cảnh công nghệ Nhật Bản biến sông Tô Lịch trở nên trong xanh

(Kiến Thức) - Sáng 16/5, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ khởi động Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano -Bioreactor Nhật Bản.