Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã được phóng lên vũ trụ

Vệ tinh Việt Nam MicroDragon và 6 vệ tinh Nhật Bản rời bệ phóng bay vào không gian bằng tên lửa đẩy Epsilon, vào khoảng 7h50 (giờ VN) ngày 18/1.

Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh trong đó có vệ tinh MicroDragon được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các vệ tinh đều đã lần lượt tách khỏi tên lửa Epsilon.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru
 Hình ảnh tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh rời bệ phóng. Ảnh: JAXA
Sáu vệ tinh của Nhật Bản bao gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Theo JAXA, kinh phí cho vụ phóng lần này là vào khoảng 5,5 tỷ yên (50,5 triệu USD).
Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy Epsilon và hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ. Sau thời gian này, MicroDragon sẽ đi vào vận hành ổn định.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-2
MicroDragon được các kỹ sư JAXA lắp đặt thử nghiệm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa. Ảnh: JAXA 
Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech.
Các học viên này đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-3
 Mô phỏng hành trình của tên lửa và vệ tinh MicroDragon
Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Micro Dragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-4
 Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh. Ảnh: JAXA.
Ảnh vệ tinh MicroDragon sẽ là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, từ đó tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trước đó, các kỹ sư VNSC cũng chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg) và được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013.

Ngạc nhiên công nghệ trên đài radar cảnh giới “Made in Vietnam”

(Kiến Thức) - Không chỉ phù hợp với yêu cầu trong nước, đài radar cảnh giới VRS-2DM do Việt Nam tự chế tạo còn đáp ứng được các tiêu chí để xuất khẩu và đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng Indodefence tại Indonesia vào tháng 11 năm ngoái. 

Ngac nhien cong nghe tren dai radar canh gioi “Made in Vietnam”
 Trong một phóng sự “Từ một nghị quyết khoa học” mới đây trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh, đã giúp cho độc giả có nhìn rõ nét hơn về các tổ hợp radar cảnh giới do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo. Trong đó nổi bật nhất là đài radar cảnh giới VRS-2DM. Nguồn ảnh: QPVN.

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ năm 2019

Ngày 18/1, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ quân sự quốc phòng và CTĐ,CTCT năm 2019. Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 cho biết: Năm qua, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (TCCNQP) đã tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó nổi bật là: Hoàn thành quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp tên lửa; quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) và kế hoạch triển khai đến năm 2020 Đề án Đẩy mạnh phát triển CNQP, AN; hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp theo cơ chế mới về đặt hàng sản xuất quốc phòng, qua đó chất lượng sản phẩm quốc phòng được duy trì và nâng cao; sản xuất kinh tế được đẩy mạnh.
Thực hiện xây dựng Tổng cục vững mạnh về tổ chức biên chế, huấn luyện, đào tạo, xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật. Thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.