Ung thư vú: có nên cắt bỏ hai bên ngực?

(Kiến Thức) - Nhiều phụ nữ cắt bỏ cả hai vú mặc dù ung thư chỉ xuất hiện ở một bên. Liệu có phải vì thiếu thông tin hay chỉ đơn giản là họ muốn thế?

Cắt bỏ 2 bên ngực đang là "phong trào" ở những phụ nữ bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)
Cắt bỏ 2 bên ngực đang là "phong trào" ở những phụ nữ bị ung thư vú. (Ảnh minh họa)  
Khi Angelina Jolie loại bỏ cả hai vú như một biện pháp chủ động chống lại ung thư, nhiều phụ nữ ngưỡng mộ quyết định của cô. Nhưng câu hỏi đặt ra là: điều đó có cần thiết?
Theo một cuộc khảo sát ở phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống, nhiều người trong số họ đang băn khoăn quyết định có nên phẫu thuật cả 2 khi họ bị ung thư một bên vú. Các nhà nghiên cứu thấy rằng “phong trào” cắt bỏ bên đối diện đang tăng đáng kể trong những năm gần đây .
Nhóm nghiên cứu từ Viện Ung thư Dana-Farber nói, nhiều phụ nữ loại bỏ bộ ngực khỏe mạnh của họ để ngăn chặn tái phát và tăng tỉ lệ sống sót. Trong số 123 phụ nữ, 98% đã chọn để tránh sự lây lan của ung thư, 94% muốn làm tăng tỷ lệ sống sót. Và 95% nói rằng họ làm vậy để yên tâm hơn.
Sharon Bober, nhà tâm lý học tư vấn của Viện Ung thư Dana-Farber cho bệnh nhân bị ung thư vú, cho biết, đây là vấn đề về tâm lý dễ gặp ở những phụ nữ trẻ. "Họ đã bị sét đánh một lần (vì họ còn trẻ và bị ung thư), nên họ luôn e ngại sẽ bị sét đánh lần nữa. Không ai có thể chắc chắn 100% mình sẽ không bị ung thư ở vú còn lại", cô giải thích.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng tỉ lệ lây lan ung thư sang vú thứ hai là khoảng 2-4% trong khoảng 5 năm . Điều này cho thấy việc cắt bỏ cả 2 bên ngực để phòng tránh ung thư là không cần thiết.

Gen gây ung thư phổi cũng gây ra ung thư đại tràng

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư, Đại học Colorado cho thấy gen ALK và ROS1 gây ra ung thư phổi cũng có mặt trong ung thư đại trực tràng.

Tiến sĩ Marileila Varella Garcia, giáo sư Dara Aisner và các đồng nghiệp tại Trung tâm ung thư đã sử dụng kỹ thuật huỳnh quang lai tại chỗ ( FISH ) để kiểm tra sự sắp xếp gen gây ung thư trong 236 mẫu khối u đại trực tràng được thu thập từ bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng lớn ở Australia. Kết quả cho thấy 2 trong 236 khối u có chứa gen ALK và ROS1. “Mặc dù tỉ lệ này là nhỏ, nhưng lợi ích của nghiên cứu này lại rất lớn. Những bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ có lợi từ thuốc đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị ung thư phổi”, giáo sư Robert C. Doebele thuộc Trung tâm ung thư nói.

Bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng sẽ có lợi khi sử dụng cùng loại thuốc điều trị ung thư phổi đã được chứng minh là hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng sẽ có lợi khi sử dụng cùng loại thuốc điều trị ung thư phổi đã được chứng minh là hiệu quả. (Ảnh minh họa)