Từng ngủ trong quan tài, sống với ếch, nay thành tỷ phú

Tỷ phú Chu Minh Chí Minh chính là một minh chứng sống cho câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Tỷ phú Chu Chí Minh sinh năm 1965 tại thành phố Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Trước khi theo con đường kinh doanh, anh chỉ làm nghề văn phòng bình thường. Trong một dịp ngẫu nhiên, anh được biết loài ếch rừng (tên khoa học là Rana sylvatica Le Conte) có giá trị kinh tế cực cao. Chu Chí Minh quyết định vay vốn 700.000 NDT (2,3 tỷ VND), liều mình khởi nghiệp bằng cách thuần hóa và nuôi ếch rừng. Tiếc rằng, anh đã thất bại thê thảm ngay trong lần thử nuôi đầu tiên. Lũ ếch không chịu để anh thuần hóa, việc gây giống gặp nhiều khó khăn.
Tung ngu trong quan tai, song voi ech, nay thanh ty phu
 Chân dung vị tỷ phú "vượt khó" Chu Chí Minh
Nợ nần chồng chất, Chu Chí Minh nghèo đến mức phải nhặt đồ phế thải để sống, quần áo rách rưới, ban ngày không dám về nhà đối mặt với người thân. Anh sống chung với đàn ếch, ở trần và tự coi mình là một trong số chúng. Khoảng thời gian ở trong rừng, Chu Chí Minh trú trong một căn nhà lá lụp xụp. Anh thậm chí còn mua sẵn cho mình một cỗ quan tài với suy nghĩ "Nếu thành công thì chặt quan tài lấy gỗ, nếu thất bại thì ngủ trong quan tài". Có lúc, anh thật sự ngủ trong quan tài, khiến nhiều người nghi ngờ anh là kẻ sát nhân, biến thái.
Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may. Trong khoảng thời gian ở chung với ếch, Chu Chí Minh bất ngờ phát hiện ra đặc tính ưa nóng không ưa lạnh của chúng, giải quyết thành công bài toán khó "thuần hóa". Từ đó, Chu Chí Minh bắt đầu gây giống và phân phối ếch rừng. Mỗi năm, anh kiếm được 1 triệu NDT (3,4 tỷ VND). Sản nghiệp của anh hiện giờ đã có quy mô trị giá hàng trăm triệu NDT, tương đương hàng trăm tỷ VND.
Tung ngu trong quan tai, song voi ech, nay thanh ty phu-Hinh-2
 Ếch rừng - loài vật hoang dã, khó thuần hóa nhưng lại có giá trị kinh tế cực cao.
Được biết, ếch rừng là một loài ếch quý sinh trưởng trong khu vực rừng ở vùng đông bắc, Trung Quốc. Ngày xưa, số lượng ếch trong rừng rất nhiều. Nhưng vì chúng có giá trị thực phẩm và dược phẩm cao, thu hút sự chú ý của nhiều người, nhu cầu về ếch rừng trên thị trường trong nước và quốc tế chưa bao giờ giảm nhiệt, dẫn đến việc cung không đủ cầu, số lượng ếch rừng ngày càng suy kiệt. Trung Quốc thậm chí từng hạ lệnh cấm bắt ếch rừng. Vì vậy, trại nuôi ếch của Chu Chí Minh đã giúp thỏa mãn cơn khát "ếch" trên thị trường. Hiện nay, giá 1kg mỡ ếch rừng rơi vào khoảng 3.000 - 4.000 NDT (10 triệu - 13,6 triệu VND), một con đực giá gần 20 NDT (68 nghìn VND), con cái giá 110 NDT (376 nghìn VND).

Tỷ phú Internet và câu chuyện bỏ học lập nghiệp từ 16 tuổi

16 tuổi tự mở công ty trong... phòng ngủ, 25 tuổi sở hữu hơn 1000 tỷ, đây là một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới.

Gurbaksh Chahal là một doanh nhân người Ấn Độ nổi tiếng trong lĩnh vực mạng Internet. Anh sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, gia đình anh theo đạo Sikh. Từ nhỏ, Chahal đã được cha định hướng trở thành bác sĩ hoặc kiến trúc sư – những nghề nghiệp được coi là “dễ kiếm tiền, dễ được kính trọng”. Tuy nhiên, vì muốn giúp đỡ gia đình sớm thoát khỏi cảnh nghèo, Chahal đã quyết định thôi học để khởi nghiệp dù vấp phải sự phản đối kịch liệt của cha.
Ty phu Internet va cau chuyen bo hoc lap nghiep tu 16 tuoi
 Chân dung tỷ phú Gurbaksh Chahal.

UBND Kỳ Sơn: Không tồn tại dự án Kai Resort Hòa Bình/Zen Group tại đây

(Kiến Thức) - Chủ tịch huyện Kỳ Sơn khẳng định: "Không tồn tại dự án nào là Biệt thự nghỉ dưỡng Kai Resort Hòa Bình của Tập đoàn Zen Group trên địa bàn huyện".

"Không có dự án nào tên Kai Resort Hòa Bình được cấp phép"
Như Kiến Thức đã thông tin ở bài trước, thời gian gần đây, nhiều website đăng tải thông tin giới thiệu, mời gọi đầu tư vào dự án Biệt thự nghỉ dưỡng Kai Resort Hòa Bình  (địa chỉ tại Quốc lộ 6, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) do Tập đoàn Zen Group làm chủ đầu tư (theo "Thỏa thuận đặt mua" lô đất xây biệt thự giữa Công ty CP đầu tư Zen Việt Nam và khách hàng) với hàng loạt lời quảng cáo "có cánh" nhằm "lôi kéo" khách hàng xuống tiền đầu tư.
UBND Ky Son: Khong ton tai du an Kai Resort Hoa Binh/Zen Group tai day
 Dự án Kai Resort Hòa Bình nằm trên một quả đồi, phía sau Hồ Mè. Ảnh: Bảo Ngọc.
Tuy nhiên, ngày 11/10, trao đổi với Kiến Thức qua điện thoại, ông Trần Hải Lâm - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã thông tin rất "sốc" về tính pháp lý và sự tồn tại của dự án này. Theo đó, ông Lâm khẳng định: "Trên địa bàn huyện không có dự án nào có tên Kai Resort được cấp phép".
Ngoài ra, thông tin thêm với PV chiều ngày 13/10 về dự án Kai Resort của Zen Group, ông Đinh Vĩnh Ngọc - Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) cho biết, ông đã kiểm tra thông tin đăng tải trên mạng, đồng thời huyện Kỳ Sơn cũng đã cử người xuống địa điểm được cho là có dự án Kai Resort để xác minh.
"Huyện khẳng định, trên địa bàn huyện không hề có dự án này. Căn nhà xây dựng trên đồi thuộc đất của hai hộ dân trong huyện, các hộ dân này xây để ở", ông Ngọc nói.
Mời quý độc giả xem video: "Quảng cáo Kai Resort Hòa Bình BĐS Nghỉ Dưỡng Phong Cách Nhật Bản". Nguồn: Youtube:

Khách hàng, nhà đầu tư cần tỉnh táo khi đầu tư vào Kai Resort Hòa Bình

Cũng theo vị Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kỳ Sơn, trước đó, công tác quản lý đất đai tại xã Mông Hóa có phần buông lỏng để xảy ra tình trạng sử dụng đất sai mục đích, san ủi đất không xin phép, làm sạt lở đất, trôi đất xuống ruộng, xuống đường giao thông… Đặc biệt là khu đất phía sau Hồ Mè thuộc xóm Suối Ngành, đang được các hộ san gạt đất, xây dựng nhà ở, rao bán, chuyển nhượng trên mạng xã hội.
UBND Ky Son: Khong ton tai du an Kai Resort Hoa Binh/Zen Group tai day-Hinh-2
 Đường dẫn lên dự án. Ảnh: Bảo Ngọc.
Ngày 21/8/2017, UBND huyện Kỳ Sơn đã ra văn bản yêu cầu UBND xã Mông Hóa tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, san ủi đất không xin phép; Cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Đối với các hộ san ủi đất, xây dựng nhà tại khu vực phía sau Hồ Mè thuộc xóm Suối Ngành, yêu cầu UBND xã Mông Hóa kiểm tra, làm rõ, nếu có vi phạm thì chấn chỉnh ngay việc xây dựng, san ủi đất của các hộ và tiến hành xử lý theo thẩm quyền.
UBND Ky Son: Khong ton tai du an Kai Resort Hoa Binh/Zen Group tai day-Hinh-3
Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình cảnh báo người mua dự án Kai Resort. Ảnh: Bảo Ngọc.
Sau khi xác minh thông tin dự án Kai Resort Hòa Bình không có thật trên địa bàn, để tránh tình trạng một số người dân, nhà đầu tư tham gia thực hiện giao dịch cùng dự án Kai Resort nêu trên, cơ quan chức năng của huyện Kỳ Sơn cũng đã ra thông báo đề nghị các tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu rõ quy định của nhà nước về việc triển khai dự án, xác định đúng đắn trước khi quyết định góp tiền của vào đầu tư nhà biệt thự nêu trên của dự án Kai Resort.
Qua điều tra của Kiến Thức, thông tin "giật mình" nữa ở dự án Kai Resort đó là dự án này còn mập mờ về nguồn gốc đất xây dựng. Vậy sự thật nguồn gốc đất xây dựng của Kai Resort là gì? Dự án có được phép xây dựng hay không? Kiến Thức sẽ tiếp tục phản ánh ở bài viết tiếp theo.