Tuần dương hạm có “1-0-2” của Nga tác chiến thế nào?

(Kiến Thức) - Đô đốc Kuznetsov có thể coi là tuần dương hạm có “1-0-2” khi nó vừa chở được máy bay, vừa trang bị vũ khí đủ sức hủy diệt cả nhóm tàu sân bay Mỹ.


Đô đốc Kuznetsov là tên của tàu chiến lớn nhất Hải quân Nga hiện nay, tuy mang dáng vóc tàu sân bay nhưng phân loại tàu chiến của Nga thì đây là tàu tuần dương tên lửa chở máy bay hạng nặng (tyazholyy avianesuschchiy raketnyy kreyser – TAVKR).
Nhiệm vụ của con tàu là hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, tàu mặt nước… của Hải quân Nga. Điểm khác rõ rệt với tàu sân bay phương Tây đó là Kuznetsov vừa chở được nhiều máy bay, vừa có hệ thống vũ khí phòng thủ mạnh mẽ đủ sức tấn công hủy diệt nhóm tàu sân bay chiến đấu Hải quân Mỹ.
Tuần dương hạm chở máy bay Đô đốc Kuznetsov.
 Tuần dương hạm chở máy bay Đô đốc Kuznetsov.
Tuần dương hạm Đô đốc Kuznetsov được đóng tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) vào tháng 4/1982, hạ thủy tháng 12/1985, biên chế tháng 12/1990 và đi vào hoạt động trực chiến hoàn toàn từ năm 1995. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 43.000 tấn, lớn nhất là 61.390 tấn, dài 305m, dài 72m, mớn nước 10m, thủy thủ đoàn 1.690 người.
Theo thiết kế, tàu tuần dương có thể chở tổng cộng 41-52 chiếc máy bay gồm: tối đa 14 tiêm kích hạm Su-33; 4 chiếc máy bay huấn luyện phản lực Sukhoi Su-25UTG/UBP; 17 trực thăng Kamov Ka-27 (săn ngầm, tìm kiếm cứu nạn).
Hệ thống vũ khí của tàu gồm: 12 ống phóng thẳng đứng (nằm giữa 2 đường băng phóng máy bay trên tàu) chứa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit (tầm bắn 700km, có thể mang đầu đạn hạt nhân); 8 bệ pháo phòng không bắn nhanh AK-630; 8 bệ pháo – tên lửa phòng không Kashtan; 18 tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal và các bệ phóng rocket săn tàu ngầm RBU-12000 UDAV-1.

Nga “rút ruột” tàu chiến lớn nhất hải quân

(Kiến Thức) - Hải quân Nga sẽ gỡ bỏ toàn bộ “ruột” bên trong tàu tuần dương tên lửa Đô đốc Nakhimov thuộc Project 1144 – chiến hạm lớn nhất hải quân.

Kuznetsov: tuần dương chở máy bay lớn nhất thế giới của Nga

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước toàn tải 61.300 tấn, Đô đốc Kuznetsov xứng được được coi là tàu tuần dương lớn nhất thế giới hiện nay, dù nó mang hình dáng tàu sân bay.

Đô đốc Kuznetsov là tên của tàu chiến lớn nhất Hải quân Nga hiện nay, nhìn ảnh nhiều người sẽ cho rằng đây là chiếc tàu sân bay, bản thân giới quân sự phương Tây cũng gọi nó là tàu sân bay. Tuy nhiên, người Nga thì gọi nó là tàu tuần dương tên lửa chở máy bay hạng nặng (tyazholyy avianesuschchiy raketnyy kreyser – TAVKR).
 Đô đốc Kuznetsov là tên của tàu chiến lớn nhất Hải quân Nga hiện nay, nhìn ảnh nhiều người sẽ cho rằng đây là chiếc tàu sân bay, bản thân giới quân sự phương Tây cũng gọi nó là tàu sân bay. Tuy nhiên, người Nga thì gọi nó là tàu tuần dương tên lửa chở máy bay hạng nặng (tyazholyy avianesuschchiy raketnyy kreyser – TAVKR). 

Khủng hoảng Ukraine “tăng nhiệt”, lính Nga tập trận chiếm đảo

(Kiến Thức) - Cùng xem một số hình ảnh trong cuộc tập trận đánh chiếm đảo của các lữ đoàn Hải quân Đánh bộ Hạm đội Thái Bình Dương, Nga.

Lực lượng hải quân đánh bộ Hạm đội Thái Bình Dương gần đây mở một cuộc tập trận đánh chiếm đảo quy mô lớn ở một khu vực thuộc vùng Viễn Đông. Trong ảnh là binh lính và binh khí kỹ thuật tập trung ở bờ biển sau khi đổ bộ thành công, chuẩn bị tiến sâu vào nội địa tiêu diệt các ổ đề kháng. Xa xa là tàu đổ bộ lớn Project 1171 có thể chở tới 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép cùng tiểu đoàn 300-400 quân.
 Lực lượng hải quân đánh bộ Hạm đội Thái Bình Dương gần đây mở một cuộc tập trận đánh chiếm đảo quy mô lớn ở một khu vực thuộc vùng Viễn Đông. Trong ảnh là binh lính và binh khí kỹ thuật tập trung ở bờ biển sau khi đổ bộ thành công, chuẩn bị tiến sâu vào nội địa tiêu diệt các ổ đề kháng. Xa xa là tàu đổ bộ lớn Project 1171 có thể chở tới 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép cùng tiểu đoàn 300-400 quân. 

Tiết lộ “sốc”, tàu chiến Mỹ mới tới Biển Đen rất yếu

(Kiến Thức) - Chiến hạm Mỹ USS Taylor (FFG 50) không được trang bị tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm mà chỉ có pháo và ngư lôi. 

Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo.
 Theo Hải quân Mỹ, chiến hạm USS Taylor (FFG 50) đã tiến vào Biển Đen như một phần trong kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự tới Ba Lan và các nước Baltic. “Việc Mỹ luân phiên triển khai từ tới Biển Đen là phù hợp với Công ước Montreux cũng như Luật Quốc tế. Nhiệm vụ của tàu Taylor là nhằm trấn an các đồng minh NATO về quyết tâm của Hải quân Mỹ trong việc tăng cường và cải thiện khả năng tương tác trong khi hướng tới mục tiêu chung trong khu vực”, Hải quân Mỹ thông báo. 

Chiêm ngưỡng hạm đội tàu sân bay Hải quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Trong quá khứ, Hải quân Liên Xô từng sở hữu hạm đội tàu sân bay (hoặc là tuần dương hạm chở máy bay theo cách gọi Liên Xô) hùng hậu. 

Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.
 Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.