TS. Dương Tiến Anh: Chàng trai 9x sở hữu 4 bằng sáng chế quốc tế

Dương Tiến Anh hoàn thành chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược của Đại học Dược Hà Nội chỉ trong ba năm, đang gây tiến vang lớn vì những nỗ lực đáng nể.

Được biết, Dương Tiến Anh sinh năm 1994, bắt đầu trở thành nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa dược của Trường ĐH Dược Hà Nội kể từ năm 2018. Dù không xuất phát từ trường chuyên, nhưng Tiến Anh lại từng là cái tên đình đám trong các kỳ thi học sinh giỏi Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Những năm cấp 3, khi thấy nhiều anh chị mình quen theo đuổi trường ĐH Dược Hà Nội, Tiến Anh ước ao một ngày nào đó mình cũng được bước chân vào ngôi trường này.
Đạt 28,2 điểm khối A trong kỳ thi đại học năm 2012, Tiến Anh nằm trong top 100 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất cả nước và đỗ vào ngành Dược học của trường ĐH Dược Hà Nội.
TS. Duong Tien Anh: Chang trai 9x so huu 4 bang sang che quoc te
Vừa qua, Dương Tiến Anh (sinh năm 1994, Thanh Hóa) trở thành Tiến sĩ chuyên ngành Hóa dược của Đại học Dược Hà Nội. Ảnh: @Google. 
Được truyền cảm hứng với nghiên cứu khoa học từ GS.TS. Nguyễn Hải Nam (nay là Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội), Tiến Anh xin tới làm việc tại phòng thí nghiệm của thầy. Mặc dù chỉ mới bước chân vào những bài học chuyên ngành, nhưng may mắn, GS. Nam vẫn chấp nhận cho Tiến Anh tham gia vào nhóm nghiên cứu tại bộ môn Hóa dược. Đây cũng là nơi cậu học trò xứ Thanh gắn bó kể từ năm thứ 3 cho tới tận khi ra trường.
Trước khi bắt tay vào các đề tài, Tiến Anh được giáo sư hướng dẫn giao nhiệm vụ đọc tài liệu, tìm hiểu các bước để viết bài báo, học cách làm thí nghiệm, phân tích số liệu…
Từ những cảm giác “vẫy vùng tập bơi” ban đầu, Tiến Anh dần có những hình dung cơ bản và quen được với cách thức làm việc trong phòng thí nghiệm. Thế nhưng, cậu sinh viên cũng nhanh chóng phải đối mặt với khó khăn mà nhiều nhà nghiên cứu khác từng trải qua. Có những thí nghiệm mà dù thử rất nhiều lần nhưng không cho ra kết quả. Ở bài báo đầu tiên, Tiến Anh cùng nhóm nghiên cứu phải mất hơn 2 năm mới có thể hoàn thành.
“Đó là bài báo về các dẫn chất N-hydroxybenzamid, N-hydroxypropenamid có tác dụng kháng ung thư hướng ức chế enzym histon deacetylase. Mặc dù thời gian thực hiện khá dài, nhưng giây phút biết “đứa con tinh thần” của mình được công bố, Tiến Anh gần như vỡ òa và được tiếp thêm động lực rất nhiều. Những sự khó khăn từ khâu thiết kế nghiên cứu, thực nghiệm ra số liệu, xử lý số liệu, viết lách, đăng báo, gửi phản biện… dường như đã được đền đáp và ghi nhận”.
Sau bài báo thứ nhất, việc nghiên cứu dường như suôn sẻ hơn với Tiến Anh. Cậu cùng nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện bài báo thứ 2 và cũng kịp công bố sau khi vừa tốt nghiệp.
Với kết quả tốt nghiệp loại giỏi cùng những thành tích nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, Tiến Anh được trường xét tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh mà không cần phải qua bậc cao học. Nhờ lợi thế đó mà tiến sỹ 9X tiếp tục bắt tay vào những nghiên cứu còn đang ấp ủ.
Đề tài nghiên cứu sinh cũng được Tiến Anh phát triển từ đề tài mình đã theo đuổi từ bậc đại học, liên quan đến việc tổng hợp và đánh giá tác dụng kháng ung thư của một số dẫn chất mới hướng ức chế histon deacetylase.
Theo Tiến Anh, hiện nay ung thư là một trong những bệnh hiểm nghèo, có tỉ lệ tử vong cao và là gánh nặng của bệnh nhân và xã hội. Các thuốc chống ung thư hiện đang sử dụng trong lâm sàng thường có tác dụng không chọn lọc, giá thành cao và đặc điểm của chúng là có nhiều tác dụng không mong muốn. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc chống ung thư mới đang là một hướng đi thu hút được nhiều sự quan tâm.
Cũng trong suốt khoảng thời gian 3 năm học tiến sĩ, Tiến Anh đã làm dày thêm “gia tài” của mình với 14 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế uy tín chuẩn ISI (5 bài trên tạp chí Q1, 7 bài trên tạp chí Q2, 2 bài trên tạp chí Q3). Trong đó, có 4 bài mà Tiến Anh là tác giả chính và 4 bằng phát minh sáng chế được đăng ký tại Hàn Quốc.
Hành trình ấy, theo Tiến Anh không hề dễ dàng. Anh chia sẻ: “Trong năm đầu tiên làm nghiên cứu sinh rất áp lực vì mình vừa phải làm đề tài nghiên cứu sinh, vừa phải hoàn thành các chương trình học phần bổ sung với lớp cao học".
TS. Duong Tien Anh: Chang trai 9x so huu 4 bang sang che quoc te-Hinh-2
Tiến sĩ 9x sở hữu 4 bằng sáng chế quốc tế. Ảnh: @Vietnamnet. 
Tiến sỹ 9X cho rằng, khi đã xác định theo con đường nghiên cứu khoa học, giai đoạn nghiên cứu sinh sẽ là thời điểm thích hợp để hoàn thiện các kỹ năng bằng việc tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu. Do đó, sự nỗ lực không bao giờ là hoài phí.
Với năng suất nghiên cứu liên tục, Dương Tiến Anh đã rút ngắn thời gian làm tiến sĩ của mình sớm 1 năm trước kỳ hạn. Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ vào đầu tháng 11 vừa qua, Tiến Anh nhận vô số lời khen từ các giáo sư và bạn bè.
Dù vậy, chàng trai xứ Thanh khiêm tốn cho rằng, kết quả này của mình chỉ là một phần rất nhỏ so với thành tích của nhiều nhà khoa học trẻ khác.
Khi được hỏi về giấc mơ lớn của mình, Tiến Anh chia sẻ đó chính là được đóng góp công sức trong quá trình tìm ra một loại thuốc mới xuất phát từ Việt Nam: "Ước mơ lớn nhất của mình đó là có thể nghiên cứu, tìm ra một loại thuốc mới hoàn chỉnh xuất phát từ Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu đó rất khó khăn và tốn kém, cần sự hợp tác của rất nhiều nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nếu có cơ hội, Tiến Anh vẫn mong muốn được tiếp tục học tập, nghiên cứu tại một trường đại học trên thế giới để tiếp cận những hướng nghiên cứu mới, sau đó quay trở về giảng dạy, nghiên cứu tại một trường đại học của Việt Nam. 

Kỳ lạ, các nhà khoa học dùng "vi khuẩn" để dọn dẹp mộ cổ

Để giải quyết vấn đề bảo tồn di tích lịch sử tại Rome, các nhà khoa học đã tìm ra và thử nghiệm áp dụng một giải pháp cổ xưa nhất - vi khuẩn.

Vốn là nơi cất giữ nhiều di tích lịch sử vô giá của nhân loại, thành phố Rome hiện nay đang phải ráo riết tìm ra giải pháp bảo vệ kho báu của mình khỏi nguy cơ bị tàn phá từ nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thời gian, ô nhiễm, mưa axit, mồ hôi và hơi thở của hàng triệu khách du lịch… Đứng trước thực trạng kể trên, nhà bảo tồn Alessandro Lugari và các đồng nghiệp đã đưa ra và thử nghiệm giải pháp công nghệ mới, sử dụng một trong những dạng sống lâu đời nhất còn tồn tại: vi khuẩn.

Công nghệ này của đội nhóm Lugari đã được thử áp dụng lên một phần di tích đá cẩm thạch đã bị nứt vỡ. Viên đá này sẽ được bao quanh bởi một loại enzyme thu hút chủng vi khuẩn vốn cư trú tự nhiên bên trong đá cẩm thạch. Sau 2 tuần bôi enzyme liên tục, nhờ quá trình vôi hóa các vi khuẩn, viên đá cẩm thạch được lấp đầy, trở nên chắc chắn hơn.

Nhà khoa học Marie Curie chết vì phát minh “con đẻ“?

Nhà khoa học Marie Curie nổi tiếng thế giới khi nhận được 2 giải Nobel. Trong số này, bà nổi tiếng với việc tìm ra Radium. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ chính phát minh "con đẻ" này khiến bà tử vong năm 1934. 

Nha khoa hoc Marie Curie chet vi phat minh “con de“?
Sinh năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan, nhà khoa học Marie Curie được nhớ đến là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử thế giới (tính đến thời điểm hiện nay) nhận được 2 giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.