Truyền thông quốc tế nói gì về việc Việt Nam và EU ký EVFTA?

Kênh tin tức châu Á của Singapore đánh giá, thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là một thỏa thuận “có chất lượng cao”.

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Nhiều hàng truyền thông quốc tế lớn đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện này. 
Theo hãng tin Reuters (Anh), các thỏa thuận được Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmström và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ký tại Hà Nội, hơn 3 năm sau kết thúc đàm phán tháng 12/2015.
Truyen thong quoc te noi gi ve viec Viet Nam va EU ky EVFTA?
 
Hãng Reuters đánh giá đây là thỏa thuận đầu tiên mà châu Âu ký với một nước đang phát triển ở châu Á, mở đường cho việc giảm tới 99% hàng rào thuế quan hàng hóa giữa EU và Việt Nam, cũng như mở cửa thị trường dịch vụ và mua sắm công trong các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng và hàng hải.
Bên cạnh đó, Reuters cũng cho biết Việt Nam là một trong số nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực nhờ xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Trước Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Việt Nam cũng đã ký nhiều thỏa thuận thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cùng ngày, Tờ Tin tức Châu Âu (Euronews) và Tờ Bưu điện Tài chính (Financial Post) của Canada nhấn mạnh, Liên minh châu Âu coi Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam là thỏa thuận thương mại tự do “tham vọng nhất” từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển.
Tờ Tin tức châu Âu cho biết thêm, thỏa thuận vẫn cần sự thông qua của Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu để có hiệu lực.
Nhật báo Tài chính (Het Financieele Dagblad) của Hà Lan cũng nhanh chóng thông tin về sự kiện đáng chú ý này. Trong khi đó, báo Thương mại (Handelsblatt) của Đức đưa tin, với thỏa thuận đạt được, Việt Nam và EU sẽ dỡ bỏ hầu hết hàng rào thuế quan, trong đó sẽ có khoảng 2/3 số hàng hóa lập tức không còn thuế quan khi thỏa thuận có hiệu lực.
Theo bài báo, kể từ khi mở cửa kinh tế, quốc gia Đông Nam Á với 95 triệu dân trong nhiều năm luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Sau Singapore, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực.
Kênh tin tức châu Á của Singapore (CNA) đánh giá, thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là một thỏa thuận “có chất lượng cao”, vì nó cũng bao gồm các điều khoản quy định về các quyền lao động và bảo vệ sở hữu trí tuệ và môi trường.

Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên và cái bắt tay lịch sử

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên trong lịch sử, một Tổng thống Mỹ đặt chân vào lãnh thổ Triều Tiên, gặp Nhà Lãnh đạo Kim Jong-un. Cuộc "viếng thăm" của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngắn ngủi nhưng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

Khi Nhà Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ gặp nhau tại giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc, ông Kim nói: "Nếu ông bước qua đường biên giới này, ông sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên".
Và Tổng thống Donald Trump đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử đặt chân vào lãnh thổ Triều Tiên.

TT Trump nói có thể cùng ông Kim đi bộ qua khu vực nguy hiểm nhất thế giới

Phát biểu tại buổi họp báo kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Trump nói ông hy vọng được gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đến thăm vùng phi quân sự (DMZ) ở Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/6 lên tiếng mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến gặp và bắt tay tại DMZ liên Triều, theo AP.