Truy tố dàn cựu lãnh đạo Bệnh viện mắt TPHCM: Vụ án có 14.800 bệnh nhân là bị hại

Hôm qua (5/9), Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng, truy tố 8 cựu lãnh đạo Bệnh viện Mắt TPHCM cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cụ thể các bị cáo gồm: Nguyễn Minh Khải (cựu giám đốc); 3 cựu phó giám đốc là Phí Duy Tiến, Nguyễn Trí Dũng, Võ Thị Chinh Nga; Phan Thị Bích Hạnh (cựu Trưởng phòng Tài chính Kế toán); Nguyễn Đỗ Nguyên (cựu Trưởng khoa Tổng hợp); Lương Ngọc Tuấn (cựu phó Trưởng khoa khám mắt); Nguyễn Quốc Toản (cựu Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức).
Truy to dan cuu lanh dao Benh vien mat TPHCM: Vu an co 14.800 benh nhan la bi hai
 Bị can Nguyễn Minh Khải (cựu Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM) Ảnh: PV
Theo cáo trạng, năm 2018, Bệnh viện Mắt TPHCM (thuộc Sở Y tế TPHCM), được giao tổ chức thực hiện gói thầu “Mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu năm 2018”. Ngày 19/1/2018, ông Nguyễn Minh Khải chủ trì họp và quyết định phê duyệt dự toán của gói thầu (gồm 32 phần thầu), có tổng vốn đầu tư 184 tỷ đồng, bằng nguồn vốn từ viện phí, quỹ Bảo hiểm y tế, dịch vụ khám chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của Bệnh viện Mắt TPHCM. Do có ý định can thiệp trái luật vào hoạt động thầu nên ông Khải đã chỉ đạo bổ sung tiêu chí chấm kỹ thuật “Ý kiến đánh giá của Hội đồng (Hội đồng) đánh giá hàng mẫu trên mẫu dự thầu”, để sau đó sử dụng Hội đồng loại bỏ nhà thầu theo ý muốn của ông Khải. Dù các nhà thầu Codupha, Tâm Hợp, Hào Tín đều đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, nhưng do ông Khải ký quyết định 101 ngày 12/3/2019 thành lập Hội đồng 13 thành viên, can thiệp và đã loại nhà thầu Codupha, cho Hào Tín và Tâm Hợp trúng thầu. Ngày 25/6/2018, ông Khải ký quyết định số 358 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Tâm Hợp, Hào Tín. Sau đó ký các hợp đồng mua bán thuỷ tinh thể với 2 công ty Tâm Hợp, Hào Tín, gây thiệt hại 14,215 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra làm việc với hơn 11.000 bị hại
Cáo trạng xác định, ông Nguyễn Minh Khải có hành vi định hướng về cấu hình, số lượng, giá sản phẩm của gói thầu, định hướng cho bên mời thầu, can thiệp vào đấu thầu trái luật thông qua việc phê duyệt hồ sơ mời thầu có tiêu chí ý kiến đánh giá của Hội đồng, nhưng không đưa ra cụ thể, rõ ràng các tiêu chí. Ông Khải đã chỉ đạo đánh giá Codupha không đạt kỹ thuật nhằm loại nhà thầu này và đánh giá đạt của hai nhà thầu Hào Tín, Tâm Hợp, dù rằng nhà thầu Codupha đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bỏ giá thầu thấp nhất. 7 bị can còn lại, theo cáo trạng là đồng phạm, thực hành với ông Khải thực hiện hành vi phạm tội.
Trong vụ án này, bị hại là 14.800 người bệnh, kết quả xác minh thể hiện những người bệnh khi đăng ký khám, chữa bệnh đã không được giải thích cụ thể từng loại chi phí, không được biết giá thủy tinh thể nhân tạo mà chỉ được biết bảo hiểm y tế có chi trả một phần. Cơ quan điều tra đã làm việc với 11.161 bị hại, có 9.182 người đề nghị Cơ quan tố tụng sung công quỹ Nhà nước phần chênh lệch. 1.979 người đề nghị bồi thường thiệt hại. Hiện còn 3.637 người, Cơ quan điều tra có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng đến nay không trình báo.

Đề nghị truy tố "trùm” đa cấp Gold Time có hơn 360.000 người tham gia

Bộ Công an đề nghị VKSND tối cao truy tố trùm đa cấp Nguyễn Khắc Đồi cầm đầu đường dây có hơn 360.000 người tham gia.

Tối 14/4, Bộ Công an cho biết, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra vụ án hình sự "Nguyễn Khắc Đồi cùng đồng phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố khác theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 35 ngày 21/8/2020.
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Bản kết luận điều tra vụ án hình sự số 10 và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố bị can Nguyễn Khắc Đồi và các đồng phạm Lâm Thanh Phong, Bàn Văn Dũng, Trần Hữu Hoàng, Trương Hoàng Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Kim Yến và Trương Thị Trung Thanh Trúc về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 Điều 290 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Truy tố cựu lãnh đạo BV Bạch Mai: Trả lại hàng trăm triệu đồng

Ngày 13/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện này cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh.

Quá trình xử lý vụ án, giám đốc công ty tư nhân phải nộp lại 10 tỷ đồng đã thu sai của người phải phẫu thuật. Bệnh viện Bạch Mai cũng đang tiến hành trả lại 1,4 tỷ đồng “tiền chênh”.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong
 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh... Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh và 7 bị can khác về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Tất cả cùng bị truy tố theo Khoản 3, Điều 356 BLHS với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
Các bị can gồm Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Trịnh Thị Thuận, Lý Thị Ngọc Thủy – nguyên Trưởng phòng và Phó phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai; Phạm Đức Tuấn – Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty Công nghệ Y tế BMS; Ngô Thị Thu Huyền – Phó giám đốc Cty BMS; Trần Lê Hoàng – thẩm định viên Cty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS); Phạm Minh Dung – nguyên Tổng giám đốc Cty VFS.

Viện Kiểm sát xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết.

Theo hồ sơ truy tố, Bệnh viện Bạch Mai đã căn cứ chứng thư thẩm định sai quy trình của Công ty VFS để ký hợp đồng liên doanh với Công ty BMS. Nguyễn Quốc Anh trong vai trò Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ban hành giá dịch vụ của robot Rosa là 36 triệu đồng/ca và trong đó, Công ty BMS được hưởng hơn 27 triệu đồng gồm chi phí khấu hao kèm lãi vay.
Căn cứ kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cơ quan tố tụng xác định Cty BMS được hưởng chênh lệnh hơn 16 triệu đồng/ca. Tổng cộng, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức phẫu thuật có thu tiền bằng robot Rosa cho 637 ca nên gây thiệt hại hơn 10,5 tỷ đồng cho người bệnh.
Đến hết tháng 5/2021, Bệnh viện Bạch Mai vẫn quản lý hơn 1,4 tỷ đồng tiền chênh lệch của 86 ca bệnh và đang triển khai việc trả lại số tiền này. Ngoài ra, Phạm Đức Tuấn đã nộp 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả đồng thời ủy quyền cho Cty BMS hoàn tất thủ tục tặng Bệnh viện Bạch Mai các loại robot Rosa, Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.
Cũng theo cáo trạng, quá trình thực hiện liên doanh, Phạm Đức Tuấn đã tặng tiền cho các lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, Nguyễn Quốc Anh được tặng 400 triệu đồng và 10 nghìn USD; Nguyễn Ngọc Hiền nhận 150 triệu đồng; Trịnh Thị Thuận nhận 50 triệu đồng.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong-Hinh-2

Bị can Nguyễn Quốc Anh (trái), Nguyễn Ngọc Hiền (giữa) và Trịnh Thị Thuận. (Nguồn: TTXVN ). 

Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỷ đồng.

Nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, hưởng lợi không chính đáng, các bị can Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã tự nguyện phối hợp cùng gia đình nộp lại hàng trăm triệu đồng số tiền hưởng lợi không chính đáng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.

Bị can Phạm Đức Tuấn nhận cũng có đơn đề nghị được phối hợp cùng gia đình nộp lại số tiền 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị can Tuấn đã ủy quyền cho Công ty BMS hoàn tất thủ tục tặng cho Bệnh viện Bạch Mai 2 Robot Rosa và Robot Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.