Trung Quốc "tiến bộ" trong sao chép máy bay V-22 Osprey Mỹ

(Kiến Thức) - Không chỉ sao chép thiết kế máy bay V-22 Osprey của người Mỹ mà Trung Quốc còn thực hiện cải tiến kỳ lạ.

China Aviation News đưa tin, Trung Quốc vừa chính thức giới thiệu mẫu máy bay vận tải thế hệ mới với tên gọi Blue Whale có thiết kế tương tự như máy bay V-22 Osprey của Quân đội Mỹ.
Dựa trên kế hoạch được tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) công bố thì, nước này sẽ phát triển hai biến thể khác nhau của Blue Whale gồm: có người lái và không người lái với tốc độ bay tối đa hơn 400km/h.
Các kỹ sư hàng không Trung Quốc dự tính sẽ mất ít nhất 5 năm để hoàn thiện thiết kế và quá trình phát triển Blue Whale, dự án này sẽ được chính thức triển khai vào giữa năm 2016 và kết thúc vào năm 2020.
Ông Song Zhongping - một chuyên gia quân sự người Trung Quốc cho rằng, việc Trung Quốc phát triển một mẫu trực thăng siêu tốc là điều hết sức bình thường, trong khi đó cả Nga và Mỹ đều đã phát triển dòng trực thăng này từ lâu.
Căn cứ vào hình ảnh về Blue Whale, nó có kiểu dáng giống với máy bay V-22 Osprey của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, thay vì chỉ dùng 2 động cơ cánh quạt xoay đổi chiều thì người Trung Quốc tham vọng cải tiến nâng lên thành 4 cánh quạt với 2 cánh chính.
Trung Quoc
 Mô hình thiết kế của Blue Whale được trưng bày tại một triển lãm công nghệ hàng không Trung Quốc.
Dẫu vậy, liệu rằng dự án máy bay Blue Whale này có thành công hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn. Bởi máy bay V-22 Osprey đã trải qua quá trình phát triển rất gian nan, với hàng loạt vụ tai nạn do kết cấu máy bay khá đặc biệt. Thế nên, với trình độ công nghiệp hàng không sao chép của Trung Quốc thì việc phát triển máy bay có kết cấu động lực phức tạp thực sự là thử thách khó vượt qua.
Blue Whale có tốc độ bay tối đa lên tới 538km/h, tầm hoạt động 3.100km và nó có thể mang theo 20 tấn hàng hóa. Dự kiến AVIC sẽ phát triển Blue Whale với các biến thể khác nhau phục vụ cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự.
AVIC còn tham vọng phát triển một dòng máy bay trực thăng không người lái khác có tên là Jue Ying-8 (JY-8), nó được thiết kế với mục đích thực hiện các nhiệm vụ trinh sát chiến trường từ trên không.
Ngoài ra, JY-8 còn có thể thực hiện nhiệm vụ chống ngầm và tìm kiếm cứu nạn. Với tốc độ bay tối đa hơn 400km/h sẽ giúp nó nâng cao khả năng sống sốt nếu so với UAV thông thường.

Xem máy bay lai V-22 Osprey phóng rocket

(Kiến Thức) - Mỹ đang muốn biến V-22 trở thành máy bay có thể chi viện hỏa lực khi mới đây nước này đã thử nghiệm V-22 phóng rocket.

Hôm 8/12, Bell Helicopter đã tiến hành thử nghiệm phóng rocket gắn trên máy bay độc đáo V-22 Osprey tại thao trường Yuma, bang Arizona. Cuộc phóng được đánh giá thành công tuyệt vời.
Hôm 8/12, Bell Helicopter đã tiến hành thử nghiệm phóng rocket gắn trên máy bay độc đáo V-22 Osprey tại thao trường Yuma, bang Arizona. Cuộc phóng được đánh giá thành công tuyệt vời.

Trung Quốc sao chép thành công tên lửa phòng không RAM Mỹ?

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc nghiên cứu rõ ràng rất giống với hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ.

Trang mạng Strategypage cho rằng, mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc đang trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của nước này có nét tương đồng lớn với hệ thống phòng không RIM-116 RAM của Mỹ.
RAM bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1992, do Mỹ và Đức liên kết nghiên cứu từ những năm 1970.