Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 7,2% trong năm 2025

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2025 là 1,7847 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 245 tỷ USD), tăng 7,2% so với năm 2024.

Theo Reuters, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng 7,2% tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIV vào ngày 5/3.
Theo đó, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2025 là 1,7847 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 245 tỷ USD), tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương năm 2024.
Trung Quoc tang ngan sach quoc phong 7,2% trong nam 2025
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2025 ước tính hơn 245 tỷ USD tăng 7,2% so với năm 2024. Ảnh: GETTY.

Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng trên 7% kể từ năm 2022. Ngân sách quốc phòng nước này đã dần tăng trở lại từ mức 6,6% của năm 2020 sau dịch Covid-19, trong đó năm 2022 là 7,1%, năm 2023 và 2024 đều ở mức 7,2%.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 4/3, ông Lâu Cần Kiệm, người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội lần này, cho biết:

“Hòa bình cần được bảo vệ bằng sức mạnh. Chỉ có một Trung Quốc có nền quốc phòng mạnh mẽ mới có thể bảo vệ tốt hơn chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, hoàn thành tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của một nước lớn, bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới”.

Theo ôngLâu Cần Kiệm, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng một con số trong 9 năm liên tiếp và tỷ lệ chi tiêu này trong GDP đã được giữ dưới 1,5% trong nhiều năm, thấp hơn mức trung bình toàn cầu.

Nhiều nhà phân tích nhận định điều này phản ánh tham vọng hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đặt mục tiêu hoàn thành hiện đại hóa quân đội quốc gia vào năm 2035, với việc Trung Quốc phát triển nhiều loại vũ khí mới như tên lửa, tàu chiến, tàu ngầm và công nghệ giám sát.

Cùng với đó, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2050.

Ka-52: “Quái thú” khiến bộ binh Ukraine ăn không ngon, ngủ không yên

Tại Hội nghị Trực thăng Quân sự Quốc tế IQPC 2025, Emiliano Pellegrini, chuyên gia trực thăng tấn công của NATO, đã đưa ra một đánh giá đáng chú ý về lực lượng trực thăng Nga tại Ukraine.

Ka-52:
Theo ông Emiliano Pellegrini, từ những mục tiêu dễ dàng trong giai đoạn đầu, trực thăng Nga đã biến thành "cơn ác mộng lớn nhất" đối với quân đội Ukraine nhờ sự cải tiến chiến thuật và nâng cấp công nghệ. 
Ka-52:
Vào năm 2022, Nga triển khai ba loại trực thăng chủ lực gồm Mi-24/35 Hind, Ka-52 Alligator và Mi-28 Havoc. Trong năm đầu tiên, tổn thất lên tới 59 chiếc, chiếm gần 30% tổng số lực lượng trực thăng tác chiến. Tuy nhiên, sang năm thứ hai, số trực thăng bị bắn hạ trên không giảm 52%, chỉ còn 19 chiếc, dù các cuộc tấn công vào căn cứ khiến 28 trực thăng bị phá hủy. Năm thứ ba tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm, phản ánh khả năng thích nghi nhanh chóng của Nga. 
Ka-52:
Pellegrini chỉ ra rằng Nga đã từ bỏ chiến thuật lỗi thời, vốn khiến trực thăng bay thấp dễ trở thành mục tiêu của tên lửa vác vai MANPADS như Stinger hay Starstreak. Thay vào đó, họ chuyển sang chiến thuật tấn công tầm xa với tên lửa Vikhr và phối hợp chặt chẽ với UAV trinh sát, giúp giảm thiểu tổn thất đáng kể. 
Ka-52:
Trực thăng Ka-52, với thiết kế rotor đồng trục giúp tăng độ cơ động và giảm rung, trở thành loại trực thăng nguy hiểm nhất trên chiến trường. Được trang bị pháo 30 mm 2A42 với 460 viên đạn, 12 tên lửa chống tăng Vikhr có tầm bắn 8 km cùng hệ thống phòng vệ tiên tiến, Ka-52 không chỉ tăng cường khả năng sống sót mà còn mở rộng tầm hoạt động. 
Ka-52:
 Việc nâng cấp cảm biến hồng ngoại, kính nhìn đêm và hệ thống điều khiển hỏa lực đã giúp nó có thể tấn công chính xác ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine. 
Ka-52:
Bên cạnh Ka-52, Mi-28 Havoc và Mi-24/35 Hind vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược trực thăng của Nga. Mi-28, với tốc độ tối đa 320 km/h và khả năng mang tới 16 tên lửa Ataka, đã được cải thiện đáng kể về hệ thống bảo vệ, giúp nó không còn là mục tiêu dễ bị tổn thương như trước đây. Trong khi đó, Mi-24/35, dù có thiết kế lớn hơn, vẫn tỏ ra hữu dụng nhờ khả năng vận chuyển binh lính và tấn công đa nhiệm. 
Ka-52:
Pellegrini nhấn mạnh, dữ liệu cho thấy 49% trực thăng Nga bị bắn hạ trong năm đầu tiên do MANPADS, nhưng tỷ lệ này giảm đáng kể khi Nga thay đổi chiến thuật và tăng cường phối hợp với các hệ thống tác chiến điện tử để gây nhiễu tên lửa phòng không Ukraine. 
Ka-52:
Sự thích nghi của Nga đã tạo ra một bài toán khó cho Ukraine. Nếu như trước đây, MANPADS có thể dễ dàng bắn hạ trực thăng Nga, thì nay với chiến thuật mới, chúng trở nên khó tiếp cận hơn. 
Ka-52:
 “Chúng không bất khả xâm phạm, nhưng cũng không còn là những con vịt trời dễ bị bắn hạ”, một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Ukraine thừa nhận. 
Ka-52:
Sự chuyển mình này cũng đặt ra câu hỏi lớn cho NATO. Pellegrini cảnh báo rằng Nga đang “viết lại sách lược chiến tranh trực thăng” với tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này đòi hỏi NATO phải nhanh chóng tìm ra biện pháp đối phó trước khi các chiến thuật và công nghệ của Nga tiếp tục phát triển. 
Ka-52:
Tính đến tháng 3/2025, với chiến thuật linh hoạt và sự nâng cấp đáng kể, trực thăng Nga đã từ một điểm yếu trở thành vũ khí chủ lực trên chiến trường. Dù vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa mới như UAV tấn công, nhưng rõ ràng Nga đã chứng minh được khả năng thích nghi và cải tiến đáng kể trong cuộc chiến tại Ukraine. Nguồn ảnh: Wikipedia, TASS, Bộ Quốc phòng Nga

Radar Trung Quốc phát hiện tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét

Phát hiện tàu ngầm là công việc không hề dễ dàng, đặc biệt là khi phương tiện này hoạt động ở độ sâu lớn.

Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met
Các nhà khoa học Trung Quốc thông báo họ đã phát triển công nghệ radar dò tìm mang tính cách mạng, có thể phát hiện tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu lớn đáng kể. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-2
 Kỹ thuật mới dựa trên việc sử dụng sóng điện từ tần số cực thấp (ELF), có thể xuyên qua nước biển sâu, khiến nó trở thành một bước tiến lớn trong lĩnh vực thăm dò biển cả.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-3
 Nghiên cứu mô tả sự phát triển này được công bố vào ngày 28/11/2024 trên tạp chí khoa học Trung Quốc Modern Radar và ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn trên phạm vi toàn thế giới.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-4
Dự án nghiên cứu phát triển được dẫn dắt bởi một nhóm các nhà khoa học do ông Li Daojing dẫn đầu, đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia về Phát triển hình ảnh vi sóng của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-5
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một nguồn vô tuyến giả định được đặt trên bầu trời và phát ra sóng điện từ có bước sóng hơn 100 mét. Những sóng này có khả năng xuyên qua nước biển ở độ sâu vài trăm mét, giúp phát hiện tàu ngầm trong môi trường dưới nước đầy phức tạp. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-6
 Cơ sở của công nghệ này là việc sử dụng mở rộng hiệu ứng Doppler và phản ứng tổng hợp vi sóng năng lượng cao. Sóng ELF có tần số khoảng 100 Hz yêu cầu tiết diện radar lên tới 88 mét vuông, giúp xác định vị trí của tàu ngầm hạt nhân một cách hiệu quả.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-7
Khí tài trên yêu cầu đi kèm với máy dò được lắp đặt trên máy bay không người lái, sẽ cung cấp phạm vi bao phủ rộng khắp lãnh thổ và cho phép xác định vị trí của vật thể dưới nước với độ chính xác cao. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-8
 Công nghệ này không chỉ cải thiện khả năng phát hiện tàu ngầm mà còn mở ra các khả năng bổ sung như liên lạc tầm xa giữa tàu mặt nước và tàu ngầm ở khoảng cách lên tới 6.000 km.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-9
 Theo nhóm nghiên cứu, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên mặt đất đã xác nhận tính hiệu quả của hệ thống mới. Giai đoạn tiếp theo sẽ là quá trình sàng lọc và thử nghiệm sâu hơn trong điều kiện thực tế.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-10
 Sự phát triển này có nhiều ứng dụng tiềm năng, bao gồm trinh sát quân sự và liên lạc dưới biển sâu. Khả năng phát hiện tàu ngầm hạt nhân với độ chính xác cao đặt ra thách thức đáng kể cho các hạm đội tàu ngầm, đặc biệt là phương tiện hoạt động dựa trên khả năng tàng hình.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-11
 Các chuyên gia quân sự quốc tế tin rằng công nghệ mới của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực toàn cầu trong lĩnh vực tình báo hàng hải, thách thức những cường quốc quân sự hàng đầu.
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-12
Tàu ngầm, trước đây được coi là một trong những mục tiêu khó phát hiện nhất, giờ đây có thể được giám sát hiệu quả hơn, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-13
Nếu công nghệ này được triển khai thành công trên thực tế, nó sẽ thay đổi cách tiếp cận trinh sát và liên lạc dưới nước, mang lại cho các quốc gia sử dụng lợi thế đáng kể trong hoạt động hàng hải. 
Radar Trung Quoc phat hien tau ngam o do sau hang tram met-Hinh-14
 Trước tình hình trên, việc chế tạo tàu ngầm trong tương lai dự báo cũng sẽ yêu cầu có nhiều thay đổi, phải tập trung vào việc lẩn tránh sóng radar thay vì chỉ chú trọng giảm khả năng bộc lộ âm thanh như trước kia.