Trung Quốc sản xuất động cơ cho siêu vận tải cơ Y-20?

(Kiến Thức) - Báo chí Trung Quốc cho rằng nước này đã bắt đầu sản xuất động cơ phản lực WS-20 dành cho máy bay vận tải chiến lược Y-20.

Mạng quân sự Sina (Trung Quốc) đưa tin, căn cứ vào các hình ảnh được công bố bởi Trung tâm Thử nghiệm hàng không Trung Quốc thì nước này đang sản xuất động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-20 được thiết kế bởi Công ty Động cơ Máy bay Shenyang Liming. Loại động cơ này có thể sẽ sử dụng cho máy bay vận tải cỡ lớn Y-20.
“WS-20 có thể không những sử dụng máy bay vận tải quân sự giống như Y-20, mà còn có thể sử dụng cho máy bay chở khách cỡ lớn – trung”, Sina cho biết.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia hàng không thì WS-20 có nét tương tự với động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy CFM56-7 hoặc GE90 của Mỹ trong phần kết cấu, máy bay dân sự và quân sự đều có thể sử dụng được loại động cơ này.
Sina cho rằng, Trung Quốc đang trên đường trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới tự thiết kế chế tạo thành công động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy tiên tiến sau Mỹ, Anh, Pháp và Nga. Nó sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp hàng không của quốc gia, Trung Quốc sẽ không còn phải dựa vào động cơ Nga trong phát triển máy bay cỡ lớn. Điều này cuối cùng sẽ giúp đất nước có một ngành công nghiệp hàng không độc lập.
Tờ báo này cũng nhận định, tầm bay và tải trọng của Y-20 sẽ được tăng lên sau khi WS-20 trang bị, đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng triển khai lực lượng Quân đội Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể mở rộng thị trường xuất khẩu trên thế giới sau khi thiết kế và sản xuất động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy dựa trên WS-20.
Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 hiện phải dùng động cơ D-30KP-2 của Nga.
 Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 hiện phải dùng động cơ D-30KP-2 của Nga.
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc dường như đã quá lạc quan trong lĩnh vực động cơ hàng không. Lưu ý rằng, trong suốt nhiều năm, Trung Quốc nỗ lực nội địa hóa các động cơ cho máy bay chiến đấu J-10/11, JF-17 và hiện tại là cả J-20 nhưng vẫn chưa thành công. Dù rằng, các động cơ này đều sao chép dòng động cơ Nga nhưng nó chưa bao giờ đạt đủ độ tin cậy cần thiết.
Không những thế, thậm chí khi đã trang bị được động cơ nội địa cho máy bay ném bom H-6 trong nhiều năm, nhưng gần đây Trung Quốc buộc phải quay trở lại sử dụng động cơ Nga cho biến thể H-6K. Điều nay giúp tăng tầm bay và tăng tải trọng H-6K tốt hơn các biến thể dùng động cơ nội.
Rõ ràng, nhìn từ lịch sử phát triển động cơ hàng không, Trung Quốc còn một quãng đường rất xa để làm chủ được công nghệ cực kỳ phức tạp này.

Ukraine bán hàng trăm động cơ máy bay cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Công ty Motor Sich Ukraine đã đạt được thỏa thuận sẽ bán hàng trăm động cơ hàng không cho Không quân Trung Quốc.

Đây là thông tin mà truyền thông Ukraine “hé lộ” sau chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Viktor Fedorovych Yanukovych tới Trung Quốc.

Gặp “hàng tấn lỗi”, 7 năm TQ chỉ chế 62 chiếc J-11

(Kiến Thức) - Do gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, tiêm kích sao chép cải tiến Su-27SK mang tên J-11B Trung Quốc sau 7 năm sản xuất chỉ có hơn 60 chiếc “ra lò”.