Trung Quốc hứng lũ lụt, láng giềng cũng không thoát

Gần 4 triệu người ở bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ và Nepal phải sơ tán do lũ lụt trong khi ít nhất 189 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

Reuters dẫn lời các quan chức chính phủ Ấn Độ hôm 19/7 cho biết con sông Brahmaputra tràn bờ đã phá hủy mùa màng và gây ra lở bùn khiến hàng triệu người phải di dời. Con sông này chảy qua Tây Tạng – Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

Kể từ cuối tháng 5, hơn 2,75 triệu người ở bang Assam sơ tán do lũ lụt và 79 người thiệt mạng. Bộ trưởng Thủy lợi bang Assam Keshab Mahanta nói với Reuters: "Tình hình lũ lụt vẫn còn nghiêm trọng với hầu hết con sông chảy mạnh trên mức nguy hiểm".

Bang Assam đang đối mặt với thách thức kép khi vừa chống lũ lụt vừa xử lý đại dịch COVID-19. Khoảng 25 trong số 33 huyện bị ảnh hưởng sau khi lũ lụt tàn phá cách đây 2 tuần.

Trung Quoc hung lu lut, lang gieng cung khong thoat

Nước ngập lênh láng ở bang Assam hôm 17/7. Ảnh: EPA

Trung Quoc hung lu lut, lang gieng cung khong thoat-Hinh-2

Trung Quoc hung lu lut, lang gieng cung khong thoat-Hinh-3

Tê giác 1 sừng ở bang Assam di chuyển lên khu vực cao hơn để tránh lũ. Ảnh: Reuters, AP

Dữ liệu của chính quyền New Delhi hôm 19/7 cho thấy gần 1,1 triệu người đã mắc COVID-19 và 26.816 người tử vong trên toàn quốc do dịch bệnh này.

Ấn Độ là nước láng giềng của Trung Quốc, nơi cũng hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng kể từ tháng 6 làm ít nhất 150 người thiệt mạng và thiệt hại ước tính vào khoảng 10 tỉ USD. Mưa xối xả ở khu vực miền Trung và miền Nam Trung Quốc khiến đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đứng trước nguy cơ cao.

Tại Nepal, giáp Ấn Độ, chính phủ hôm 19/7 yêu cầu người dân sống dọc theo vùng đồng bằng phía Nam cảnh giác vì mưa lớn dự kiến xuất hiện dồn dập trong những ngày tới. Hơn 100 người đã thiệt mạng do lũ lụt và lở đất kể từ tháng 6.

Cảnh sát Nepal cho biết khoảng 100 người khác bị thương do lở đất và lũ quét cuốn trôi nhà cửa, phá hủy đường sá, cầu cống. Nhiều người dân ở 26/77 huyện phải sơ tán đến nơi an toàn. Quan chức Bộ Nội vụ Nepal Murari Wasti nói rằng số người chết sẽ còn tăng lên vì 48 người vẫn đang mất tích.

Lở đất và lũ quét xảy ra phổ biến ở Nepal và các bang Assam, Bihar của Ấn Độ trong mùa mưa từ tháng 6-9 hằng năm.

Trung Quoc hung lu lut, lang gieng cung khong thoat-Hinh-4

Trung Quoc hung lu lut, lang gieng cung khong thoat-Hinh-5

Lũ lụt tại Ấn Độ hôm 18-7. Ảnh: AP

Toàn cảnh lũ lụt khủng khiếp hoành hành ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều khu vực ở Trung Quốc ngập lụt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc
 Ngày 2/7, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo mưa lớn khắp Trung Quốc ngày thứ 31 liên tiếp. Những trận mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-2
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, dự báo mưa lớn sẽ tiếp diễn trong ít nhất 10 ngày nữa. Ảnh: News.cn.  

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-3
 Trong hai ngày 1 và 2/7, các địa phương ở Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây… hứng chịu đợt mưa lớn, đặc biệt tại Trùng Khánh. Ảnh: Chinanews.com. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-4
 Được biết, đợt mưa lũ từ đầu tháng 6 đến nay đã gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn 12 triệu người Trung Quốc tại 26 tỉnh, thành. Hàng chục người tại nước này thiệt mạng và mất tích do mưa lũ. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-5
 Ước tính, 8.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,6 tỷ USD). Ảnh: Nước lũ "bao vây" một khu dân cư ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, hôm 1/7. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-6
 Tại cuộc họp ngày 30/6, ông Vương Chương Lập, Phó Vụ trưởng Vụ phòng chống thiên tai hạn hán của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho biết khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 sẽ là giai đoạn quan trọng trong công tác phòng chống lũ lụt ở Trung Quốc khi lũ lụt xuất hiện thường xuyên và liên tục. Ảnh: News.cn. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-7
 Theo Sở quản lý khẩn cấp của thành phố Chiêu Thông thuộc tỉnh Vân Nam, cuộc sống của hơn 90.000 người trong thành phố này đã bị ảnh hưởng do mưa và lũ lụt. Ảnh: ET. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-8
 Trong bối cảnh mưa lớn ở trung và thượng lưu sông Trường Giang khiến lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp tiếp tục gia tăng, Trung Quốc đã xả lũ con đập này. Ảnh: The Guardian. 

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-9
 Các công nhân dọn dẹp cây cầu ở Kiềm Giang, Trùng Khánh, sau trận mưa lũ, hôm 2/7. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-10
 Người dân địa phương cùng lực lượng chức năng dọn sạch con đường ở Trùng Khánh. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-11
Con đường ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, ngập trong bùn lầy hôm 1/7. Ảnh: News.cn.

Toan canh lu lut khung khiep hoanh hanh o Trung Quoc-Hinh-12
Cuộc sống của người dân ở Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, cũng bị ảnh hưởng do mưa lũ. Ảnh: Reuters.  

Trung Quốc phát cảnh báo lũ số 1 với thượng nguồn đập Tam Hiệp

Nước lũ đang đổ về đập Tam Hiệp (Trung Quốc) ở mức khoảng 50.000 mét khối mỗi giây, tương đương với mức lũ năm 1998 ở Trung Quốc.

Khi mưa lớn tàn phá phía nam Trung Quốc tháng thứ 2 liên tiếp, Trung Quốc đã xả lượng lớn nước lũ xuống lưu vực sông Dương Tử, điều này có nguy cơ làm quá tải hơn nữa với đập Tam Hiệp, Taiwan News thông tin.
Trưa 2/7, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (CWRC) đã phát cảnh báo khẩn rằng, thượng nguồn sông Dương Tử có thể trải qua "trận lũ lụt số 1 của sông Dương Tử năm 2020". Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, CWRC đã báo cáo lượng nước vào hồ chứa đập Tam Hiệp được dự báo ở mức 50.000 mét khối mỗi giây, tương đương với mức lũ năm 1998 ở Trung Quốc.