Trực thăng Mỹ cay đắng thừa nhận "thua" trực thăng Mi-17 của Nga

Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng trực thăng Mi-17 của Nga có năng lực vượt trội hơn so với trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ, và điều này được thể hiện rõ qua những gì mà hai dòng trực thăng này làm được tại chiến trường Afghanistan.

Báo cáo phát hành tháng 5/2018 của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk của hãng Lockheed Martin “không thể mang theo một số loại hàng hóa lớn như Mi-17 và cần đến gần 2 chiếc Black Hawk để chở lượng hàng hóa mà 1 chiếc trực thăng Mi-17 có thể mang theo”.
Dù Mỹ mua một số trực thăng Black Hawk mới cho lực lượng Không quân Afghanistan, tuy nhiên một số nhiệm vụ quan trọng nhất của trực thăng – ví dụ như vận tải hàng hóa, trực thăng UH-60 Black Hawk tỏ ra kém hiệu quả hơn so với trực thăng Mi-17, theo bản đánh giá hàng quý của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ được công bố tháng 5/2018. Cũng trong tháng 5/2018, lần đầu tiên “trực thăng Black Hawk tham gia chiến dịch của lực lượng Afghanistan”, theo Bloomberg.
Trực thăng Mi-17 tại Afghanistan. Ảnh: Quân đội Mỹ
 Trực thăng Mi-17 tại Afghanistan. Ảnh: Quân đội Mỹ
Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ Glenn Fine nhận xét rằng “Black Hawk không có khả năng nâng như Mi-17”, đồng thời ông cũng nhận định rằng “không giống Mi-17, Black Hawk không thể bay ở độ cao lớn và không thể hoạt động ở những vùng hẻo lánh của Afghanistan như Mi-17”.
Vì lý do chính trị, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định ngừng mua trực thăng Mi-17 vào năm 2013, thay vào đó bộ này quyết định mua thêm trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk của hãng Lockheed Martin. Theo kế hoạch, chỉ có 12 trong số 47 trực thăng Mi-17 sẽ được quân đội Afghanistan giữ lại, số còn lại sẽ bị loại biên. Song việc loại biên trực thăng Nga nói trên sẽ khiến cho các thách thức “trở nên rõ rệt hơn” theo lời Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ.

Soi vũ khí chống chiến thuật “biển người” đáng gờm của Việt Nam

(Kiến Thức) - Ra đời từ cuối những năm 1960, súng phóng lựu AGS-17 được Liên Xô thiết kế để chống chiến thuật biển người một cách hiệu quả nhất. Và Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới sở hữu loại vũ khí này.

Phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới suốt kể từ cuối những năm 1960 tới nay, súng phóng lựu liên thanh AGS-17 được coi là một trong những loại vũ khí hiệu quả nhất từng được thiết kế ra để chống lại chiến thuật biển người. Nguồn ảnh: QPVN
  Phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới suốt kể từ cuối những năm 1960 tới nay, súng phóng lựu liên thanh AGS-17 được coi là một trong những loại vũ khí hiệu quả nhất từng được thiết kế ra để chống lại chiến thuật biển người. Nguồn ảnh: QPVN

Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay cũng là một trong những quốc gia đang sử dụng và chế tạo mẫu vũ khí chống chiến thuật biển người đáng sợ này. Không những thế chúng ta còn có thể tự chủ trong việc sản xuất và chế tạo AGS-17 với biến thể AGS-17VN với công nghệ sẵn có trong nước. Nguồn ảnh: QPVN
Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay cũng là một trong những quốc gia đang sử dụng và chế tạo mẫu vũ khí chống chiến thuật biển người đáng sợ này. Không những thế chúng ta còn có thể tự chủ trong việc sản xuất và chế tạo AGS-17 với biến thể AGS-17VN với công nghệ sẵn có trong nước. Nguồn ảnh: QPVN

Hiện nay nhà máy Z125 là một trong những nhà máy công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Việt Nam đang sản xuất loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN
Hiện nay nhà máy Z125 là một trong những nhà máy công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Việt Nam đang sản xuất loại vũ khí đặc biệt này. Nguồn ảnh: QPVN
Có trọng lượng đầy đủ khoảng 31 kg, khẩu súng này bắt buộc phải đi với chân giá ba chân vì nó có độ giật quá lớn và nếu không có cơ cấu bắn vững chắc, đạn sẽ có độ tản mát rất cao. Nguồn ảnh: Military.
Có trọng lượng đầy đủ khoảng 31 kg, khẩu súng này bắt buộc phải đi với chân giá ba chân vì nó có độ giật quá lớn và nếu không có cơ cấu bắn vững chắc, đạn sẽ có độ tản mát rất cao. Nguồn ảnh: Military.

Ngỡ ngàng loạt vũ khí “khủng” Mỹ từng tặng cho Liên Xô

(Kiến Thức) - Được biết tới là 2 đối thủ “không đội trời chung”, thế nhưng có một giai đoạn người Mỹ nhiệt tình cung cấp số lượng vũ khí khổng lồ, thuộc hàng hiện đại nhất cho Liên Xô để phục vụ cuộc chiến chống phát xít. 

Câu chuyện này còn được biết tới với tên gọi phổ biến là “Đạo luật Lend-Lease” được Tổng thống Mỹ Roosevelt ký ngày 11/3/1941 - ở thời điểm cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn khốc liệt. Một trong những mục tiêu chính của đạo luật là cho phép nước Mỹ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác theo nhiều hình thức đa dạng gồm cả viện trợ không hoàn lại. Nguồn ảnh: RBTH
Câu chuyện này còn được biết tới với tên gọi phổ biến là “Đạo luật Lend-Lease” được Tổng thống Mỹ Roosevelt ký ngày 11/3/1941 - ở thời điểm cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn khốc liệt. Một trong những mục tiêu chính của đạo luật là cho phép nước Mỹ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác theo nhiều hình thức đa dạng gồm cả viện trợ không hoàn lại. Nguồn ảnh: RBTH