Trụ trì chùa Cô Sơn bị khai trừ khỏi Tăng đoàn vì tàng trữ ma túy

Tỳ kheo Thích Bản Tịnh, thế danh Nguyễn Thành Đức vừa bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng.

Theo thông tin từ Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng, nhà sư Thích Bản Tịnh (SN 1982, quê quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; thường trú tại quận Tân Bình, TP HCM), xuất gia tu học tại chùa An Biên (quận Lê Chân), đăng ký tạm trú tại chùa Cô Sơn (huyện Tiên Lãng).
Trụ trì chùa Cô Sơn bị kỷ luật, khai trừ do đã vi phạm giới luật Phật chế và pháp luật Nhà nước, làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của Giáo hội. Mọi giấy tờ Giáo hội đã cấp cho tỳ kheo Thích Bản Tịnh thể danh Nguyễn Thành Đức từ năm 2013 đến nay đều bị thu hồi và hủy bỏ.
Tru tri chua Co Son bi khai tru khoi Tang doan vi tang tru ma tuy
 
Đồng thời, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng cũng yêu cầu thu hồi pháp phục tu sĩ, chứng điệp thụ giới, chứng nhận tăng ni và các giấy tờ có liên quan đến tư cách tăng ni của ông Nguyễn Thành Đức.
Trước đó như tin đã đưa, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP Hải Phòng nhận được thông tin từ Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình, thông báo về việc ông Nguyễn Thành Đức bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) bắt quả tang về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy vào ngày 2/3. Ông Đức hiện đang bị tạm giữ để điều tra phục vụ công tác điều tra.
Ông Nguyễn Thành Đức là đệ tử của Thượng tọa Thích Tục Bách, Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo quận Lê Chân (trụ trì chùa Vẻn, phường Trại Cau, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đã được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức giới đàn thọ giới tỳ kheo năm 2017.
Từ tháng 4/2021, ông Đức được về tạm trú và sinh hoạt tôn giáo tại chùa Cô Sơn (thôn Khôi Vỹ Thượng, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) cho tới khi bị Công an huyện Đông Hưng bắt giữ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên:

(Nguồn: Kienthucnet)

Nhà xưởng được “phù phép” thành trung tâm tiệc cưới: Phạt 314 triệu đồng

“Phù phép” nhà xưởng sản xuất thành trung tâm tiệc cưới hoành tráng, công ty Hồng Phát vừa bị cơ quan chức năng xử phạt 314 triệu đồng.

Theo thông tin từ UBND quận Lê Chân, Công ty CP ôtô xe máy Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) đã có các vi phạm về việc sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang làm đất thương mại dịch vụ; sửa chữa, cải tạo diện tích nhà xưởng lớn hơn giấy phép được cấp; thu lợi bất chính do tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nha xuong duoc “phu phep” thanh trung tam tiec cuoi: Phat 314 trieu dong
 
Vì lẽ đó, UBND quận Lê Chân vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 314 triệu đồng đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng Trung tâm tiệc cưới W.JARDIN (địa chỉ 307 Nguyễn Văn Linh, phường Kênh Dương, quận Lê Chân).

Vãn cảnh đền Mõ, chiêm ngưỡng cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cây gạo có tuổi đời hàng trăm năm tuổi vẫn xanh tốt, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam
Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-2
Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-3
Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-4
Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-5
Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-6
Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-7
Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-8
Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-9
 Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-10
 Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-11
 Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-12
 Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-13
Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284). 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-14
 Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đền
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-15
 Năm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-16
 Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-17
 Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…
 

>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1:

Thăm Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, tận mục bảo vật quốc gia Long đao

Thanh Long đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung - một bảo vật quốc gia với nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa... hiện đang được lưu giữ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc.

Tham Khu tuong niem Vuong trieu Mac, tan muc bao vat quoc gia Long dao
Thanh long đao, tương truyền của Thái tổ Mạc Đăng Dung, 1 cổ vật của dòng họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định, hiện được lưu thờ tại Nhà Chính điện của Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng).