Trồng loài hoa hái làm rau sạch, giải độc, như vị thuốc an thần

Thiên lý dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, giá bán cao và đầu ra ổn định… là những nhận định của ông Võ Văn Mết (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

Từ mô hình trồng hoa thiên lý, gia đình ông nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, đặc biệt không phải lo đầu ra như nhiều loại cây trồng khác.
Nhạy bén lựa chọn cây trồng

Những năm gần đây, xã Phú Lâm đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân. Tiêu biểu như mô hình trồng hoa thiên lý ứng dụng công nghệ cao của ông Võ Văn Mết (ấp Phú Thuận B).

Gắn bó với mô hình trồng thiên lý được hơn 3 năm, ông Mết hiểu rõ tính nết của loại cây trồng này. Ông cho biết, thiên lý là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh nên chi phí chăm sóc không đáng kể.

“Thiên lý từ lúc trồng đến lúc thu hoạch khoảng 3 tháng. Trong quá trình canh tác, chỉ cần tưới nước thường xuyên, bón phân điều độ là cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Một trong những ưu điểm nổi bật của thiên lý là cho hoa liên tục nên hầu như ngày nào cũng thu hoạch. Bên cạnh đó, việc thu hái khá đơn giản, người già, trẻ nhỏ đều có thể làm được” - ông Mết chia sẻ.

Trong loai hoa hai lam rau sach, giai doc, nhu vi thuoc an than

Trong loai hoa hai lam rau sach, giai doc, nhu vi thuoc an than-Hinh-2

Nhờ trồng thiên lý đã giúp gia đình ông Mết, nông dân xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, (tỉnh An Giang) có thu nhập tốt...

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, ông Mết đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt tự động trên diện tích trồng hoa thiên lý của gia đình. Nhờ vậy, thời gian, công sức chăm sóc được tiết kiệm đáng kể, đồng thời chủ động nguồn nước tưới cho cây.

Thời gian gần đây, ông Mết còn sử dụng đèn chiếu sáng để kéo dài thời gian quang hợp và kích thích cho cây ra hoa. Với diện tích 1.000m2, ông đầu tư chi phí từ khâu làm đất, cây giống, làm giàn, hệ thống tưới và gắn đèn thắp sáng… khoảng 70 triệu đồng. Đến nay, gia đình ông đã thu hồi được nguồn vốn đầu tư.

“Đèn chiếu sáng thường sử dụng vào các tháng có ngày ngắn, đêm dài để tăng cường thêm thời gian chiếu sáng, kích thích cây ra nhiều hoa. Thời gian chiếu sáng thường mỗi đêm 2 lần, từ 18-21 giờ tối và từ 3 giờ cho đến sáng hôm sau” - ông Mết chia sẻ.

Hiệu quả kinh tế

Với mô hình trồng thiên lý, ông Mết tin tưởng đây là sự lựa chọn đúng đắn. Ba năm qua, nhờ loại cây trồng này mà thu nhập gia đình ông được cải thiện, cuộc sống ngày càng nâng cao.

Ông Mết cho biết, thời điểm thiên lý ra hoa chính vụ bắt đầu từ tháng 2-7 hàng năm, sau đó được tính là trái vụ. “Những lúc chính vụ, mỗi ngày gia đình tôi thu hoạch 25-30kg, bán cho thương lái với giá 50.000-60.000 đồng/kg.

Những tháng trái vụ, thiên lý cho năng suất thấp hơn, khoảng 20-25kg/ngày. Tuy nhiên, giá bán khá cao, từ 100.000-150.000 đồng/kg. Đặc biệt, thời điểm Tết Nguyên đán, hoa thiên lý rất hút hàng, có bao nhiêu, thương lái cũng thu gom hết” - ông Mết phấn khởi.

Mô hình trồng hoa thiên lý của gia đình ông Võ Văn Mết là hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Lâm. Ngoài cung cấp hoa cho thị trường, ông Mết còn cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất, đồng thời thu mua hoa thiên lý của họ.

Theo lãnh đạo xã Phú Lâm, mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Hoa thiên lý phù hợp với nhiều loại đất trồng, đặc biệt đối với những hộ có diện tích canh tác hạn chế.

Thực tế cho thấy, mô hình trồng thiên lý của gia đình ông Võ Văn Mết bước đầu thành công. Tuy nhiên, theo khuyến cáo ngành chức năng, nông dân không nên trồng ồ ạt loại cây này vì dễ dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, rớt giá, phải kêu gọi “giải cứu” như đã từng xảy ra với nhiều loại nông sản trong thời gian gần đây.

Quan trọng hơn hết, người trồng hoa thiên lý phải trang bị những kiến thức cần thiết để có thể phát triển thành công mô hình này.

Hoa thiên lý không chỉ có vẻ đẹp về hình thái, mùi thơm đặc trưng mà còn được chế biến thành các món ăn, như: Xào thịt bò, nấu canh, làm gỏi hoặc nhúng lẩu. Theo đông y, hoa thiên lý giúp cải thiện giấc ngủ, giải nhiệt cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân hiệu quả…

Hé lộ cuộc sống thường nhật của người dân Triều Tiên qua ảnh

Những hình ảnh do hãng tin Insider tổng hợp hé lộ phần nào về cuộc sống hàng ngày của những người dân sống ở Triều Tiên, một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới.

He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh

Một phụ nữ làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP.

He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-2
Song Un Pyol, quản lý tại cửa hàng bách hóa cao cấp Potonggang ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-3
Phụ nữ Triều Tiên đóng gói xà phòng tại một nhà máy mỹ phẩm ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-4
Một công nhân nhà máy cởi găng tay tại Nhà máy dây điện Bình Nhưỡng 326 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-5
Nữ nhân viên khách sạn đứng ở bàn tiếp tân được trang trí bằng bản đồ thế giới tại Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-6
Nhân viên quét sàn trong sảnh khách sạn trước bức chân dung của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: AP. 
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-7
Người phụ nữ Triều Tiên làm việc tại Nhà máy Giày Ryuwon, chuyên sản xuất giày thể thao, ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-8
Nữ công nhân phân loại kén tằm để đun sôi như một phần của quy trình sản xuất tơ tằm tại Nhà máy Tơ lụa Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-9
Những người lao động làm việc cùng nhau tại một nhà máy phân bón ở Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-10
Các nông dân làm việc trên một cánh đồng lúa ở tỉnh Kangwon, miền đông Triều Tiên. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-11
Người phụ nữ thu hoạch rau ở trang trại Chilgol, ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-12
Nông dân làm việc tại các thửa ruộng nằm dọc đường cao tốc Bình Nhưỡng-Wonsan ở Sangwon. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-13
Cảnh sát giao thông hướng dẫn người đi bộ tại Quảng trường Kim Il ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP.
He lo cuoc song thuong nhat cua nguoi dan Trieu Tien qua anh-Hinh-14
Bác sĩ kiểm tra nhiệt độ của một người dân để hạn chế sự lây lan của Covid-19, tại Bình Nhưỡng. Ảnh: AP. 

10 bậc đế vương nổi tiếng xuất thân từ nông dân

Trong lịch sử, có nhiều nhân vật đã đi lên từ con số không để rồi nắm trong tay quyền lực mà không ai có thể ngờ tới. Đôi khi, những người nông dân nhỏ bé nhất lại có được vị thế tối thượng.

Nữ hoàng Nga Catherine I

Nữ hoàng Catherine I (1684 – 1727), tên thật là Marta Skowronska, là nữ hoàng của Đế quốc Nga từ năm 1725 cho đến khi qua đời.