Triều Tiên đột ngột hủy cuộc gặp Phó Tổng thống Mỹ vào phút cuối

Phó Tổng thống Mỹ dự định có cuộc gặp lịch sử giới chức Triều Tiên tại Olympic mùa đông ở Hàn Quốc, nhưng chính phủ của ông Kim Jong-un đột ngột hủy cuộc gặp vào phút cuối.

"Triều Tiên hủy cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence, cuộc gặp mà ông Pence dự định sẽ truyền đi thông điệp hòa dịu" - Reuters dẫn lời Chánh văn phòng Nick Ayers của Phó Tổng thống Mỹ nói trong một tuyên bố ngày 20/2.
Sau khi Phó Tổng thống Pence công bố kế hoạch trừng phạt kinh tế mới, "họ đã hủy cuộc họp và có lẽ họ chưa bao giờ chân thành để đàm phán" - ông Ayers nói.
Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên Kim Yong-nam, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang. Ảnh: Reuters.
Theo kế hoạch, Phó Tổng thống Mike Pence đáng ra đã gặp em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Yo-jong và Chủ tịch Quốc hội Kim Yong-nam, nhưng giới chức Triều Tiên đã hủy cuộc gặp ngày 10.2 chỉ 2 giờ trước khi bắt đầu - giới chức Mỹ nói, xác nhận thông tin được tờ Washington Post đăng tải đầu tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông Pence sẵn sàng cho cuộc gặp và dự định dùng cơ hội này để "nói về sự cần thiết Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo".
"Chúng tôi lấy làm tiếc là họ không nắm lấy cơ hội này" - Time dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.
Triều Tiên chưa có phản ứng tức thời nào trước thông tin nói trên. Tuy nhiên, giới chức Bình Nhưỡng trước đó tuyên bố rằng họ không hứng thú hoặc không có ý định gặp ông Mike Pence trong Thế vận hội mùa đông PyeongChang.

Tiếc ngẩn ngơ hàng nghìn xe tăng “phơi xác” ở Nga

(Kiến Thức) - Hàng nghìn chiếc xe tăng và xe quân sự hoen gỉ từ thời Liên Xô nằm “đắp chiếu” trên những bãi chứa khắp nước Nga khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Nhiều nghĩa địa xe tăng bỏ hoang “mọc” lên trên khắp nước Nga. Đây là nơi “an nghỉ” của hàng nghìn xe tăng, xe quân sự cũ và không còn giá trị sử dụng mà Nga “kế thừa” từ thời Liên bang Xô Viết. Ảnh: ER.
 Nhiều nghĩa địa xe tăng bỏ hoang “mọc” lên trên khắp nước Nga. Đây là nơi “an nghỉ” của hàng nghìn xe tăng, xe quân sự cũ và không còn giá trị sử dụng mà Nga “kế thừa” từ thời Liên bang Xô Viết. Ảnh: ER.

Thường thì những nghĩa địa xe quân sự này không có ai quản lý. Có người còn tình cờ phát hiện hệ thống S-200 SAM trong khu rừng ở Moscow. Ảnh: ER.
Thường thì những nghĩa địa xe quân sự này không có ai quản lý. Có người còn tình cờ phát hiện hệ thống S-200 SAM trong khu rừng ở Moscow. Ảnh: ER. 

Bộ Quốc phòng Nga đang nghiên cứu phương án xử lý số khí tài quân sự bỏ đi này. Trong đó, biện pháp tối ưu là tổ chức các cuộc đấu giá đặc biệt. Ảnh: RBTH.
Bộ Quốc phòng Nga đang nghiên cứu phương án xử lý số khí tài quân sự bỏ đi này. Trong đó, biện pháp tối ưu là tổ chức các cuộc đấu giá đặc biệt. Ảnh: RBTH. 

Những chiếc xe quân sự nói trên cần phải trải qua quá trình “phi quân sự hóa” trước khi được đem bán. Ảnh: RBTH.
 Những chiếc xe quân sự nói trên cần phải trải qua quá trình “phi quân sự hóa” trước khi được đem bán. Ảnh: RBTH.

Được biết, có những chiếc xe tăng chưa từng được sử dụng đã bị loại bỏ. Ảnh: ER.
Được biết, có những chiếc xe tăng chưa từng được sử dụng đã bị loại bỏ. Ảnh: ER. 

Một số thiết bị được đem bán cho mục đích dân sự. Xe tăng có thể được “cải biến” thành xe cứu hỏa có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Ảnh: ER.
Một số thiết bị được đem bán cho mục đích dân sự. Xe tăng có thể được “cải biến” thành xe cứu hỏa có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Ảnh: ER. 

Một số thiết bị quân sự khác được chuyển sang cơ sở sửa chữa thiết giáp. Ảnh: ER.
Một số thiết bị quân sự khác được chuyển sang cơ sở sửa chữa thiết giáp. Ảnh: ER. 

Số xe quân sự còn lại sẽ nằm chờ cho tới khi nó được đem đi tái chế, hoặc tự phá hủy hoàn toàn dưới trời mưa tuyết. Ảnh: ER.
Số xe quân sự còn lại sẽ nằm chờ cho tới khi nó được đem đi tái chế, hoặc tự phá hủy hoàn toàn dưới trời mưa tuyết. Ảnh: ER.

Tuy vậy, Nga không phải là quốc gia duy nhất phải xử lý những thiết bị quân sự bỏ đi như thế này. Ảnh: ER.
Tuy vậy, Nga không phải là quốc gia duy nhất phải xử lý những thiết bị quân sự bỏ đi như thế này. Ảnh: ER. 

Theo Russia Beyond, những “nghĩa trang quân sự” tương tự tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như thành phố Vercelli của Italy hay căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona (Mỹ). Ảnh: ER.
 Theo Russia Beyond, những “nghĩa trang quân sự” tương tự tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như thành phố Vercelli của Italy hay căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona (Mỹ). Ảnh: ER.

Cỏ mọc um tùm tại một bãi chứa xe quân sự lỗi thời ở Nga. Nhìn những hình ảnh này, nhiều người không khỏi tiếc nuối. Ảnh: ER.
 Cỏ mọc um tùm tại một bãi chứa xe quân sự lỗi thời ở Nga. Nhìn những hình ảnh này, nhiều người không khỏi tiếc nuối. Ảnh: ER.
Mời độc giả xem video: Nước Nga trước kỳ tranh cử tổng thống năm 2018 (Nguồn: VTV1)

Chiến tranh Mỹ-Triều Tiên: Thảm kịch “không thể tin nổi”

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, cả Tổng thống Donald Trump lẫn nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều không muốn bước đến miệng hố chiến tranh vì thảm kịch "không thể tin nổi".

Đã nhiều tháng căng thẳng trôi qua trên bán đảo Triều Tiên. Nhiều nhà quan sát cho rằng tình hình rất nguy hiểm nhưng vẫn chưa đến mức trên miệng hố chiến tranh. Nguyên nhân có thể là do cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đều biết được cái giá đắt của cuộc Chiến tranh Triều Tiên cách đây 67 năm.