Triều Tiên bất ngờ “cảnh báo” Mỹ trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27-28/2 tới, Triều Tiên đã bất ngờ lên tiếng cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo hãng thông tấn Reuters, Triều Tiên đã cảnh báo Tổng thống Trump không nên nghe theo các nhà phê bình Mỹ, những người đang tìm cách cản trở nỗ lực cải thiện mối quan hệ Mỹ-Triều.
Lời cảnh báo được đưa ra giữa lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang trên đường tới Việt Nam để dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 27-28/2 tới tại Hà Nội.
Trieu Tien bat ngo “canh bao” My truoc Thuong dinh My-Trieu?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters. 
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng những ý kiến tiêu cực (của các nhà bình luận Mỹ này) có thể làm chệch hướng các cuộc đối thoại song phương.
“Nếu chính quyền Mỹ hiện tại nhìn sắc mặt người khác, nghe những lời của người khác nói, họ có thể sẽ vỡ mộng về sự cải thiện mối quan hệ với Triều Tiên và hòa bình thế giới, cũng như bỏ lỡ cơ hội lịch sử”, KCNA tuyên bố.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này, trước khi Bình Nhưỡng có thể đạt được bất cứ sự nhượng bộ nào.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Tổng thống Trump đã phát đi tín hiệu mềm mỏng hơn khi nói rằng có thể gỡ bỏ các lệnh trừng phạt (Bình Nhưỡng) nếu có tiến triển về quá trình phi hạt nhân hoá.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore (Nguồn: CNN)

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 19/2, Tổng thống Trump cho biết ông muốn Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, song ông không quá nóng vội cũng như không đưa ra thời hạn thúc ép Triều Tiên hoàn tất quá trình giải trừ hạt nhân.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Cơ hội vàng chấm dứt chiến tranh Triều Tiên?

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 được kỳ vọng sẽ đưa Hiệp định đình chiến dài nhất trong lịch sử trở thành Hiệp ước Hòa bình.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được kỳ vọng sẽ giúp phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và đưa thỏa thuận ngừng bắn dài nhất trong lịch sử trở thành Hiệp ước Hòa bình.
Thuong dinh My-Trieu 2: Co hoi vang cham dut chien tranh Trieu Tien?
Tổng thống Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore, tháng 6.2018. Ảnh: New York Times. 
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến 1950-1953 mới kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến, chứ chưa phải một Hiệp ước Hòa bình. Thông báo của đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun tuần trước rằng Tổng thống Trump sẵn sàng “chấm dứt chiến tranh”, làm dấy lên đồn đoán về việc cuộc chiến tranh Triều Tiên gần đến lúc kết thúc, trong bối cảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ gặp nhau tại Việt Nam vào cuối tháng 2/2019. Tuy vậy, theo giới quan sát, để tiến tới Hiệp ước Hòa bình thì các bên cần phải vượt qua nhiều thách thức, bắt đầu từ những bước đi nhỏ và tiến hành thêm nhiều cuộc đàm phán mở rộng hơn nữa.

"Việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đúng tiến độ"

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, cho tới nay có thể nói cơ bản các công việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều theo đúng tiến độ. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn các cơ quan Thông tấn, báo chí. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN 
Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un tháng 6/2018 tại Singapore, hai nước đã cam kết thiết lập mối quan hệ vì hòa bình thịnh vượng với nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Tiếp tục nỗ lực này, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai dự kiến được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và công tác chuẩn bị cho Hội nghị diễn ra trong thời gian tới.
Thứ trưởng có thể cho biết ý nghĩa của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai là sự kiện quốc tế được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc Mỹ và Triều Tiên đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai và Việt Nam cũng đã đồng ý như vậy. Sự kiện này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, qua đó, Việt Nam thể hiện là quốc gia có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, mong muốn đóng góp vào quá trình hòa bình, thể hiện đường lối của chúng ta là nâng tầm đối ngoại đa phương. Chúng ta thấy, trong nhiều năm, Việt Nam đã đi các nơi như ở Genève (Thụy Sỹ), Paris (Pháp) để lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương cũng như ở Việt Nam. Hội nghị hòa bình lớn diễn ra tại Hà Nội lần này cũng đúng vào kỷ niệm 20 năm ngày UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” cho Hà Nội.
Thứ hai, qua đó, chúng ta cũng đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng quốc tế và cả hai nước khi đề nghị Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị - một đất nước an ninh, an toàn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển, mở cửa thời gian qua và có quan hệ thân thiện, hữu nghị với các quốc gia láng giềng và các quốc gia, cộng đồng quốc tế. Một ý nghĩa rất quan trọng nữa, đây còn là dịp để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Đăng ký cho tới hôm nay (ngày 21/2) có 2.600 phóng viên quốc tế. Những người đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến những thành tựu các mặt ở Việt Nam cũng như về đất nước và con người Việt Nam.
Việt Nam đã từng là nước đi đàm phán hòa bình, còn bây giờ Việt Nam lại là nơi tổ chức đàm phán cho hòa bình, Thứ trưởng có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa ngoại giao của việc tổ chức đàm phán hòa bình?
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, cả trong lịch sử hàng nghìn năm cũng như cận đại, hiện đại, Việt Nam là một dân tộc rất yêu chuộng hòa bình nhưng cũng đã từng gánh chịu những cuộc chiến tranh. Hiệp định Genève năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương đã được ký kết tại Thụy Sỹ. Lần này, tại Hà Nội, chúng ta là nước chủ nhà, đóng góp vào vấn đề kiến tạo hòa bình cho khu vực và trên thế giới. Đó là một thay đổi rất lớn thể hiện vị thế, năng lực, đổi mới của chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực.
Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
 Cán bộ kỹ thuật của VNPT lắp đặt thiết bị, đường truyền viễn thông quốc tế, mạng Internet phục vụ phóng viên tới tác nghiệp tại Trung tâm Báo chí quốc tế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN