Trẻ sơ sinh thiệt mạng trong tấn công khủng bố liên hoàn ở Afghanistan

Các vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra hôm 12/5 tại Afghanistan làm ít nhất 37 người thiệt mạng, trong đó có trẻ sơ sinh và bà mẹ mới sinh con.

Theo Reuters, hai vụ tấn công khủng bố ở Afghanistan đã xảy ra hôm 12/5 ở Afghanistan làm ít nhất 37 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ sơ sinh.
Vụ tấn công đầu tiên xảy vào buổi sáng tại bệnh viện Dasht-e-Barchi ở thủ đô Kabul, nơi tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới vận hành một phòng khám thai sản. Ít nhất 3 tay súng trong trang phục cảnh sát đã ném lựu đạn và xả súng vào đám đông tại bệnh viện.
Vụ tấn công tại bệnh viện Dasht-e-Barchi làm ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ sơ sinh và bà mẹ mới sinh con, nhà chức trách cho biết. Lực lượng an ninh Afghanistan sau đó đã tiêu diệt thành công các tay súng.
Tre so sinh thiet mang trong tan cong khung bo lien hoan o Afghanistan
Các cuộc tấn công xảy ra ở Afghanistan hôm 12/5 làm ít nhất 37 người chết. Ảnh: AP. 
Trong vụ tấn công khác xảy ra cùng ngày, kẻ đánh bom tự sát đã tấn công tang lễ của một chỉ huy cảnh sát tại tỉnh Nangahar, sự kiện có sự tham gia của một số quan chức chính phủ và thành viên quốc hội Afghanistan. Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và 68 người bị thương trong vụ việc.
Chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công. Taliban đã bác bỏ liên quan trong vụ việc, cho biết nhóm này đã dừng các vụ tấn công tại khu vực đô thị kể từ khi ký thỏa thuận rút quân với Mỹ.
Trong khi đó, các nhóm thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thường xuyên hoạt động ở Nangahar và đã tiến hành tấn công vào các cơ sở giá trị cao ở Kabul thời gian qua. Hôm 11/5, cảnh sát Afghanistan đã bắt giữ một chỉ huy của IS ở thủ đô Kabul.
Thời gian qua, Afghanistan đang đối mặt với làn sóng bạo lực mới từ Taliban, dù nhóm này đã ký thỏa thuận làm cơ sở tiến tới hòa bình với Mỹ. Taliban tuyên bố dừng tấn công vào khu vực đô thị và hiện chỉ tập trung vào mục tiêu là lực lượng an ninh của chính phủ.

Cận cảnh nước Mỹ trong thời kỳ Đại khủng hoảng những năm 1930

(Kiến Thức) - Trong thời kỳ Đại khủng hoảng vào những năm 1930, nền kinh tế của nước Mỹ suy thoái nghiêm trọng. Năm 1933, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên tới 25%.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930
Theo Insider, Đại khủng hoảng là thảm kịch kinh tế tồi tệ trong lịch sử nước Mỹ, xảy ra vào những năm 1930. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và người dân lâm vào tình cảnh đói nghèo, tuyệt vọng thời kỳ đó. (Nguồn ảnh: Insider) 

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-2
 Sau thời kỳ thịnh vượng bùng nổ vào những năm 1920, cuộc Đại khủng hoảng bắt đầu khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào năm 1929. Ảnh: Rất đông người tập trung ở phía đối diện Sở giao dịch chứng khoán New York trong ngày "Thứ năm đen tối" 14/10/1929.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-3
 Những ảnh hưởng của cuộc Đại khủng hoảng có thể cảm nhận được cả vào đầu những năm 1940 và trong suốt thập kỷ đó, hơn 15 triệu người Mỹ mất việc. Ảnh: Robley D. Stevens, 30 tuổi và là một nạn nhân của cuộc Đại khủng hoảng, cầm tấm biển có dòng chữ với nội dung "Tôi phải có công việc hoặc chết đói" khi đứng trên vỉa hè ở Baltimore tháng 8/1931.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-4
 Tỷ lệ thất nghiệp tăng với tốc độ kinh hoàng. Từ năm 1929 đến 1930, số người thất nghiệp tăng từ dưới 3 triệu lên 4 triệu. Năm 1931, số người thất nghiệp tăng gấp đôi, lên 8 triệu và đến năm 1932, con số này lên tới 12,5 triệu người. Ảnh: Hàng nghìn người thất nghiệp xếp hàng dài trên đường phố New York ngày 24/11/1933.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-5
 Vào năm đó, cứ 4 người lao động Mỹ thì có 1 người thất nghiệp. Hàng nghìn người Mỹ mất nhà cửa và hàng trăm nghìn người đi khắp đất nước để tìm việc làm.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-6
Những người may mắn vẫn có việc làm thì thường bị giảm lương và cắt giảm giờ làm. Vào năm 1932, 75% người lao động làm việc bán thời gian. Ảnh: Cuộc tuần hành trên đường phố ở Lancaster, Massachusetts, ngày 26/4/1932. 

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-7
Các gia đình bị đuổi ra khỏi nhà vì không thể trả tiền thuê. Nhiều người lang thang tìm kiếm việc làm trên đường phố. 

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-8
Nhiều người phải sống trong những lán trại đông đúc, thậm chí là hang động hay ống cống, vì không kiếm được việc làm. Ảnh chụp một khu ổ chuột ở Mỹ những năm 1930. 

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-9
 Trong mùa đông năm 1932 và 1933, ước tính có 1,2 triệu người vô gia cư ở Mỹ. Dân số của nước Mỹ lúc đó là khoảng 125 triệu người.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-10
 Để tiết kiệm tiền, các gia đình tự làm vườn, sử dụng thực phẩm đóng hộp hay ngừng mua các mặt hàng như sữa,...Nhiều người cũng không dám đến cơ sở chăm sóc y tế và nha khoa vì không có tiền. Ảnh: Người dân xếp hàng dài nhận soup miễn phí tại một địa điểm ở Mỹ ngày 30/1/1934.
Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-11
 Trong bức ảnh chụp năm 1932 này, đông đảo người vô gia cư và thất nghiệp xếp hàng dài để nhận bữa ăn miễn phí trong thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-12
 Khi cuộc Đại khủng hoảng bắt đầu, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Herbert Hoover trấn an người dân rằng thời kỳ này sẽ kéo dài không quá 60 ngày, và không tin vào việc cung cấp viện trợ liên bang cho những người nghèo khổ.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-13
Tuy nhiên, người Mỹ sau đó trở nên giận dữ, và đổ lỗi cho ông Hoover vì sự hỗn loạn kinh tế này. Nhiều người nghèo phải sống trong các khu ổ chuột và họ gọi chúng là "Hoovervilles". 

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-14
 Những người Mỹ tuyệt vọng bắt đầu các cuộc tuần hành và bạo loạn.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-15
 Cuộc Đại khủng hoảng khi đó cũng tác động tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Nhiều cặp đôi trì hoãn kết hôn hoặc hoãn việc sinh con. Trong suốt thập kỷ đó, tỷ lệ ly thân tăng lên.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-16
 Lúc đỉnh điểm, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên tới 25% vào năm 1933. Trong thời kỳ đó, tỷ lệ tự tử ở nước này cũng gia tăng.

Can canh nuoc My trong thoi ky Dai khung hoang nhung nam 1930-Hinh-17
 Nước Mỹ hiện cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế vì dịch COVID-19. Đến nay, hơn 33 triệu người Mỹ mất việc làm. Theo Insider, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Mỹ kể từ cuộc "Đại suy thoái" hàng chục năm về trước.

Hiện trường vụ đánh bom liều chết ở Afghanistan, 50 người thương vong

(Kiến Thức) - Vụ đánh bom liều chết ở Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của 12 người, làm 38 người khác bị thương. Chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ này.

Hien truong vu danh bom lieu chet o Afghanistan, 50 nguoi thuong vong
Chiếc cần cẩu đang cẩu xe buýt bị trúng bom ở hiện trường vụ đánh bom liều chết ở Afghanistan.