Trâu lửa, rắn độc và những đội quân lạ lùng trong nghìn năm sử Việt
Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.
Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.
Trong chiến công đại phá quân Thanh năm 1789, vua Quang Trung đã buộc đại bác lên lưng voi, xông thẳng vào đoàn ngựa chiến của Hứa Thế Hanh khiến kỵ binh nhà Thanh hoảng sợ, quay lại giẫm đạp lên chính quân mình.
Đó là những cách đánh độc đáo, ly kỳ của người Việt trong lịch sử từng khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía.
"Khuyển quân" giết giặc
Chó săn giết giặc là đội quân độc đáo của tướng Nguyễn Xí trong khởi nghĩa Lam Sơn. Có biệt tài huấn luyện chó, Nguyễn Xí đã rèn luyện được đội "khuyển quân" lên đến cả trăm con. Chúng nhất nhất nghe theo hiệu lệnh của chủ.
Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn, ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp".
Trong khởi nghĩa Lam Sơn, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành "đội quân đặc biệt". Do được huấn luyện kỹ, điều khiển bằng tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ, tấn công, chúng đều theo hiệu lệnh.
Tranh minh họa đàn chó săn của Nguyễn Xí.
Những lúc bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó được lệnh đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn cho nghĩa quân. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào cắn xé làm quân giặc rất hoảng sợ. Tướng giặc là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến "đội quân khuyển", là kinh hãi.
Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống gần 100.000 quân Minh sang tăng viện năm Đinh Mùi (1427)…
Bồ câu đưa thư
"Đội quân bồ câu" do danh tướng Nguyễn Chích và vợ Nguyễn Thị Bành huấn luyện, được dùng trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Nhờ đội quân này, nhiều thông tin quân sự đã được chuyển tiếp kịp thời tới các tướng lĩnh.
Ngoài ra, nhiều lần nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn, đội quân bồ câu kịp thời báo tin cho các thủ lĩnh ứng cứu lẫn nhau.
Đến nay, người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi “đội quân chim bồ câu" của tướng Nguyễn Chích: “Bồ câu bồ các / Nó hát cúc cù / Cu đi Quan Du / Cu về Bù Rộc / Thư này hỏa tốc / Phải đợi cu về / Ăn gạo vua Lê / Đậu vai ông Chích / Cu là cu thích / Lại hát cúc cù”.
Trâu lửa phá vòng vây kẻ thù
Trận đánh trâu lửa lớn nhất được sử sách ghi chép là khi Nguyễn Hữu Cầu phá vòng vây của quân chúa Trịnh ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
Tranh minh họa trâu lửa của Nguyễn Hữu Cầu.
Bấy giờ, quân Trịnh tin chắc sẽ bắt được ông, bắc loa dụ hàng. Bị bao vây ráo riết, Nguyễn Hữu Cầu huy động toàn bộ số trâu của nông dân trong vùng, cho buộc những mũi lao nhọn vào sừng và hai bên sườn từng con trâu, đuôi trâu được buộc giẻ tẩm nhựa thông và châm lửa đốt đồng loạt.
Bị nóng, đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.
Mèo lửa lập công
Sau nhiều năm giao tranh quyết liệt, đến năm 1763, quân Trịnh cũng đẩy được đội quân của Lê Duy Mật cố thủ ở vùng Trấn Ninh (Nghệ An). Chúa Trịnh Doanh quyết định mang quân vào “sống mái” với Duy Mật.
Để vượt qua hệ thống phòng thủ hiểm yếu của Lê Duy Mật, một tiểu tướng của quân Trịnh tên Phạm Sinh có sáng kiến dùng mèo làm kế hỏa công. Quân Trịnh đi thu bắt ở các làng bản quanh vùng được hàng trăm con mèo, dùng dầu thông, dầu trẩu tẩm đốt lửa, lại đánh trống.
Quân sĩ hò reo làm mèo sợ hãi chạy về phía đồn lũy của đối phương, khiến cho cây cối bốc cháy, rào chắn, đồn lũy bằng tre bị thiêu rụi. Bị tấn công bất ngờ, trước chiến thuật không thể lường trước, quân Lê Duy Mật hoàn toàn tan rã.
Sau chiến thắng trở về, xét công ban thưởng, Phạm Sinh được phong làm Phấn dũng tướng quân, tước Quận công, vì vậy dân gian gọi ông với biệt danh là "Quận Mèo".
Tượng binh đi cùng sử Việt
Ở Việt Nam, voi chiến được sử dụng từ rất sớm. Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, Bà Triệu cũng cưỡi voi đốc chiến. Tuy nhiên, người tạo ra được đội quân voi đông đảo nhất chính là nữ tướng Bùi Thị Xuân của nhà Tây Sơn.
Theo sử sách, đội tượng binh của bà lên tới cả trăm con. Dưới sự chỉ huy của Bùi nữ tướng, đội tượng binh được huấn luyện bài bản và quy củ, nhất nhất tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của bà. Đội quân này từng vào Nam ra Bắc, khiến quân Xiêm hay Thanh kinh hồn khiếp vía.
Sách Nhà Tây Sơn cho biết cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn vào sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 được bắt đầu bằng 100 voi chiến. Là người có đầu óc cải tiến táo bạo, lần đầu tiên, Nguyễn Huệ bố trí đại bác trên lưng voi, chẳng khác gì xe tăng hiện đại.
Vừa trông thấy đàn voi, ngựa quân Thanh đã “sợ hãi, hí lên, lồng lộn quay về, chà đạp lẫn nhau. Chưa đánh, đội kỵ binh thiện chiến của địch đã rối loạn đội hình”. Quân Tây Sơn thừa thắng thúc voi đuổi theo. Quân địch càng hoảng sợ, tất cả rút lui, cố thủ.
Rắn độc khiến quân thù khiếp đảm
Dương Thiên hộ vốn là hào phú ở Lục tỉnh Nam Kỳ, có công chiêu mộ được 1.000 quân đồn điền nên được triều Nguyễn phong cho chức Thiên hộ.
Vốn là người có tài văn võ, ông có sức mạnh phi thường: Một tay có thể nhổ cây tre mỡ. Khi thực dân pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông chiêu mộ nghĩa quân lập căn cứ kháng chiến ở Đồng Tháp Mười.
Theo sách "Nam Kỳ lục tỉnh", ông từng huấn luyện được một đội quân rắn độc đông đảo, ban đêm được thả ra để cắn chết nhiều tên lính Pháp xâm lược.
Quân Pháp nhiều lần đánh thắng được nghĩa quân của Võ Duy Dương nhưng khi chúng bao vây căn cứ Đồi Cát của nghĩa quân thì ban đêm thường xuyên bị rắn độc cắt chết.
Hoảng sợ, binh lính Pháp phải rút luôn về Cao Lãnh. Quân ta trở lại đóng tại Doi Đồn như cũ.
Mời quý độc giả xem video: Từ voi chiến ra trận thời Hai Bà Trưng đến cõng đại bác nhà Tây Sơn. Nguồn: Zing.
10 trận thủy chiến vang danh sử Việt khiến quân thù "kinh hồn bạt vía"
Thủy chiến Đầm Dạ Trạch, Bạch Đằng Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút là ba trong số 10 trận thủy chiến vang danh sử Việt.
Thủy chiến Đầm Dạ Trạch (547-550): Căn cứ Đầm Dạ Trạch ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Các nhà sử học đánh giá đây là trận thủy chiến lớn đầu tiên mà người Việt giành được thắng lợi. Bằng chiến thuật đánh du kích, ban ngày lẩn trốn trong vùng lau sậy um tùm, ban đêm đưa thuyền nhẹ thành từng tốp tấn công tiêu diệt kẻ địch, người Việt khiến cho đội quân xâm lược nhà Lương khiếp vía. Viên chủ tướng Dương Sàn bị giết chết, đất nước giành lại độc lập. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) đã kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Lý Nam Đế để lại giữa thế kỷ thứ 6.
Những nàng hậu có chồng vẫn cưới được vua trong sử Việt
Trinh tiết của người phụ nữ vốn là vấn đề rất được coi trọng đặc biệt trong thời phong kiến xưa. Tuy nhiên, lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp những bà hoàng khi lấy vua đều từng có chồng, có con trước đó.
Năm 1225, dưới sự dàn xếp của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và được công chúa nhà Lý trao cho cả thiên hạ. Lý Chiêu Hoàng được phong thành Chiêu Thánh hoàng hậu.
Năm 1237, lấy lý do Chiêu Thánh chưa có con, Trần Thủ Độ đã ép Trần Thái Tông phế truất hoàng hậu họ Lý để lấy chị dâu là Lý Thuận Thiên hiện đang mang thai 3 tháng con của anh trai mình Trần Liễu.
Trần Liễu không phục nên đã dấy quân làm loạn ở sông Cái. Trần Thái Tông xấu hổ bỏ lên núi Yên Tử song sau đó đành trở về thành trước sự cứng rắn của Trần Thủ Độ. Trần Liễu xin hàng, được đền cho đất đai.
Trần Quốc Khang, người con đầu do Thuận Thiên hoàng hậu sinh rakhông được lập làm thái tử. Không chỉ lấy chị dâu làm vợ, phong Hoàng hậu mà vua Trần Thái Tông còn đem vợ mình là Chiêu Thánh gả cho một vị tướng có công.
Người phụ nữ đặc biệt đó chính là Trịnh Thị Ngọc Trúc, cháu gái chúa Nguyễn Hoàng. Bà từng được gả cho Cường quận công Lê Trụ, bác họ của vua Lê Thần Tông và có với nhau được hai mặt con.
Năm 1630, chúa Trịnh Tráng đem gả bà cho Lê Thần Tông. Lê Thần Tông khi đó kém vợtới 13 tuổi, còn Trịnh Thị Ngọc Trúc được tấn phong làm Hoàng hậu khi đã 36 tuổi.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chênh lệch này sau đó đã không đơm hoa kết trái. Bà Ngọc Trúc không sinh được cho vua người con nào.
Các nhà nghiên cứu sử học đời sau từng có bình luận: “Vua với nhà chúa vui vẻ hoà hợp một nhà, dồi dào phong thái thuần hậu hòa mục; ung dung rủ áo chắp tay mà hưởng lộc trời. Thế chẳng tốt đẹp sao!”.
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, vua Đinh Tiên Hoàng luôn đặt nặng việc khống chế tầm ảnh hưởng của các sứ quân và hậu duệ của họ.
Ngô Nhật Khánh là 1 trong 12 sứ quân từng bị dẹp loạn.Sau khi Ngô Nhật Khánh đem quân về hàng thì được Đinh Tiên Hoàng gả cho con gái là công chúa Phất Kim.
Tuy nhiên, Ngô Nhật Khánh còn bị đặt vào những mối quan hệ vô cùng ràng buộc khi sau đó, vua Đinh Tiên Hoàng cho con trai mình lấy em gái Nhật Khánh. Chính Đinh Tiên Hoàng cũng bất chấp để thành hôn với mẹ Ngô Nhật Khánh.
Ngô Nhật Khánh trong lòng vẫn nuôi chí phục thù, mong dựng lại cơ đồ nhà Ngô. Ông tìm mọi cách để chống lại vua Đinh, liên hệ với vua Chiêm Thành để mưu đồ phản nghịch song lại bị chết đuối trong một cuộc hành quân.
Sử cũ không ghi rõ mẹ của Ngô Nhật Khánh tên là gì, chỉ ghi là Ngô phu nhân. Bà sau đó được tiến phong làm Hoàng Hậu thứ 5 của vua. Sau này, cái chết của con trai khiến bà không còn lòng dạ nào nên đã rời bỏ cung để quy y cửa Phật.
Theo nhiều ghi chép,bà đã lập một ngôi chùa ở ngoại thành Hoa Lư có tên là Đàm Lư (dân gian hay gọi là chùa Bà Ngô) để tu hành. Nay ngôi chùa này nằm ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.
Dương Vân Nga là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng và là mẹ của hoàng tử Đinh Toàn. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, Đinh Toàn được tôn lên làm vua khi mới 6 tuổi, Dương Vân Nga được tôn lên làm Hoàng Thái hậu.
Sau khi Lê Hoàn dẹp loạn cuộc chống đối của Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các đại tướng đều đồng thuận tôn Lê Hoàn lên làm vua, lấy niên hiệu là Lê Đại Hành.
Hai năm sau, Lê Hoàn lập Dương Thái hậu làm Đại Thắng Minh hoàng hậu. Về việc lập hậu này, các nhà sử học phong kiến sau đó vẫn còn nhiều đánh giá ác cảm. (*) Bài sử dụng ảnh minh họa.