Trào lưu cắm các cành quả mùa thu cực chill

Mùa thu về là trào lưu cắm các cành quả lại lên ngôi. Nếu năm ngoái, cành cà phê, bí ngô, hồng trứng... làm mưa làm gió, thì năm nay loạt cành quả mới xuất hiện.

Cành hạt dẻ

Mặc dù lần đầu tiên xuất hiện, nhưng cành hạt dẻ đã nhanh chóng “chiếm sóng” thị trường cành quả mùa thu này. Quả hạt dẻ có vỏ lông xù, để nguyên cành quả lúc lắc xanh mướt nhìn rất thích mắt. Bày chỗ nào trong nhà cũng hợp và mang lại cảm giác thư thái.

Trao luu cam cac canh qua mua thu cuc chill

Cành hạt dẻ xanh mướt mang đến cảm giác thư thái cho ngôi nhà. (Ảnh: Nông thôn Việt).

Cành quả hạt dẻ dài khoảng 25-30 cm, mỗi bó gồm 5 cành. Theo một người bán cành hạt dẻ, nếu dùng bình có miệng rộng khoảng 5 cm thì cắm 1 bó là vừa đẹp, miệng bình 10 cm thì nên cắm 2 bó.

“Loại cành này nhập khẩu từ Trung Quốc, thời điểm này cành còn xanh nên rất hợp để cắm chơi. Do mới xuất hiện nên tôi chưa nhập nhiều để còn nghe ngóng thị trường. Ai mua sẽ đặt trước, tôi sẽ gom đơn, mỗi lần đặt khoảng 25-30 bó, sau khoảng 3-5 ngày thì trả hàng cho khách”, người bán này cho biết thêm.

Giống như một số loại cành quả trên thị trường, cành hạt dẻ sau khi cắm cũng có thể luộc ăn hoặc nấu canh, rất bùi, bở và ngọt.

Cành hạt dẻ hiện được bán với giá từ 100.000-150.000 đồng/bó (gồm 5 cành).

Cành hồng núi

Cứ đến gần dịp Trung thu, những cành hồng trứng nhiều màu sắc, màu vàng, đỏ, xanh xen kẽ nhau, lại được chị em mua tới tấp về để trưng nhà. Thế nhưng năm nay, trên thị trường còn xuất hiện cành hồng núi Sapa, hứa hẹn “soán ngôi” cành hồng trứng trong mùa trăng năm nay.

Trao luu cam cac canh qua mua thu cuc chill-Hinh-2

Cành hồng núi, quả nhỏ nhưng chi chít như chuỗi ngọc và mang sắc thu quyến rũ. (Ảnh: V.Huyền).

Khác với hồng ta, hồng núi quả không to, chỉ chừng quả quất. Cành dài khoảng 50 cm, sai trĩu quả, chi chít đơm trên cành cây như chuỗi ngọc rất đẹp mắt. Quả khi chín căng mọng vàng, mang sắc thu quyến rũ.

Chị Ngọc Anh (Đống Đa - Hà Nội) cho biết: Tôi tình cờ thấy bài quảng cáo cành hồng núi trên Facebook nên cũng thử đặt mua. Thoạt nhìn thì trông giống quả mơ vàng. Cành của hồng núi cứng, không quá rủ nên tôi thấy dễ cắm hơn so với hồng thường.

Được người bán giới thiệu là cành hồng núi chơi bền cả tháng, vẫn đẹp đến tận tết Trung thu, chị Ngọc Anh chia sẻ thêm rằng loại cành quả nào cũng nên thay nước thường xuyên để giữ được quả tươi, bên cạnh đó nên để bình quả ở nơi mát mẻ.

Một set cành hồng núi được bán với giá 135.000 đồng (3-5 cành).

Cành quả đèn lồng

Năm ngoái cành quả đèn lồng đã gây sốt thị trường bởi dáng vẻ yểu điệu, tựa chiếc đèn lồng, thắp lửa hồng cho ngôi nhà trong dịp trung thu này.

Trao luu cam cac canh qua mua thu cuc chill-Hinh-3

Cành quả đèn lồng thắp "lửa hồng" dịp Trung thu về. (Ảnh: V. Huyền).

Mỗi quả lồng đèn đều có đường khía múi chia thành 5 cánh; khi cắm, quả lồng đèn nào già sẽ tự bung ra, rồi lộ phần hạt đỏ bên trong rủ xuống dưới hình dáng giống như chiếc đèn lồng. Nếu các loại cành quả khác thường ít lá, thì cành quả đèn lồng lại có tán lá dày, những chùm quả lấp ló và mang sắc hồng nổi bật trên nền xanh của lá.

Chị Huyền, một người chuyên bán các loại cành quả tại Hà Nội, cho biết nhận thấy nhu cầu lớn loại cành này của các chị em từ năm ngoái, nên năm nay chị đã đặt trước khoảng 100 bó và rao bán trên mạng xã hội, đến giờ mình đang phải gom đơn để nhập hàng tiếp. Cành quả này để lá sẽ đẹp nhưng không nên quá dày, để lộ quả cho xinh và giúp quả hút nước tươi căng. Khách cũng nên cắt gốc khi nhận để nhựa không bít gốc, chẻ đôi gốc làm đôi.

Điểm trừ của loại cành này là không bền, chỉ khoảng 3-4 ngày là quả héo và rụng. Cũng chính vì lý do này mà việc vận chuyển cành từ Trung Quốc về cũng khá khó khăn, khiến giá thành cao.

Theo khảo sát, hiện cành quả đèn lồng được rao bán trên chợ mạng khoảng 200.000 đồng/bó, dao động từ 3-6 cành tùy thuộc vào cành to hay cành nhỏ. Mỗi cành sẽ dài chừng 70-80 cm.

Loại quả quen thuộc ở Hà Nội, chờ chín vàng bán giá gấp 3

Hà Nội vào thu cũng là lúc những quả sấu xanh chuyển dần sang màu vàng óng ả. Loại quả quen thuộc này bắt đầu "nhuộm vàng" phố chợ, bán với giá gấp 3 lần hàng xanh.

Khoảng một tuần trở lại đây, ngày nào chị Đoàn Thị Nhung ở Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng tất bật với việc nạo vỏ quả sấu, gọt xoáy hạt, làm sấu dầm rồi chia đơn để shipper đi giao cho khách hàng đặt trước đó.

Cận cảnh quần thể công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở Hải Dương

Trên diện tích đất nông nghiệp hàng nghìn m2 nhận chuyển nhượng trước đó, một hộ dân ở Hải Dương đã xây dựng quần thể công trình gồm nhà sàn, nhà gạch, lán để xe, bể cá koi…

Can canh quan the cong trinh xay dung trai phep tren dat nong nghiep o Hai Duong

Tại khu vực chuyển đổi bãi thôn Xạ Sơn (xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn, Hải Dương), mọc lên quần thể công trình của ông Nguyễn Ngọc Chiến (SN 1984, hộ khẩu thường trú tại thôn Đồng Quan, xã Quang Thành).

Can canh quan the cong trinh xay dung trai phep tren dat nong nghiep o Hai Duong-Hinh-2

Quần thể công trình được xây dựng trên diện tích lên đến hàng nghìn m2 nhìn từ trên cao xuống không khác gì “biệt phủ” với nhà sàn 2 tầng lợp mái ngói đỏ, tường nhà được xây bằng gạch chỉ; một công trình khác được lắp dựng bằng thùng container; một công trình phụ được xây bằng gạch chỉ, mái lợp tôn cùng một số công trình phụ trợ như tiểu cảnh bể cá koi, lán để xe…