Tránh xa cách ăn cà rốt sai lầm gây hại sức khỏe

(Kiến Thức) - Cà rốt là thực phẩm quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày của mọi người bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Thế nhưng chúng còn ẩn chứa không ít các nguy cơ bệnh tật nếu sử dụng không đúng cách.

Sau đây là một số cách ăn cà rốt sai lầm mà cách bà nội trợ nên tránh tuyệt đối.
Ăn cà rốt khi bị táo bón
Hầu hết các loại rau củ đều tốt cho người bị táo bón, riêng cà tốt thì có những tác dụng ngược lại.
Khi bị táo bón mà ăn quá nhiều cà rốt và không uống đủ nước sẽ gây tắc nghẽn ruột, khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Tranh xa cach an ca rot sai lam gay hai suc khoe
 
Cà rốt có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, với trẻ em bị tiêu chảy, ăn cháo cà rốt và uống nước ép cà rốt sẽ nhanh chóng chấm dứt bệnh.
Nguyên nhân là cà rốt chứa nhiều chất xơ ở dạng không hòa tan, rất khó tiêu hóa. Do đó, ăn quá nhiều cà rốt và không uống đủ nước khi bị táo bón sẽ gây tắc nghẽn ruột, khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Ăn cà rốt sống
Theo các nghiên cứu khoa học, so sánh việc hấp thụ chất dinh dưỡng giữa cà rốt chưa chế biến và cà rốt đã qua sơ chế cho thấy, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn cà rốt sống chỉ là 10%. Con số này thấp hơn rất nhiều so vớ 30% của cà rốt đã qua chế biến hay 90% của nấu chín. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.
Tranh xa cach an ca rot sai lam gay hai suc khoe-Hinh-2
 
Đồng thời, không nên hầm cà rốt chín kỹ để tránh những tác hại xấu đến cơ thể. Do hàm lượng nitrat lành mạnh trong cà rốt qua thời gian hầm nấu quá lâu sẽ biến thành nitrit gây độc.
Nấu với gan động vật
Tuyệt đối không nấu chung cà rốt với gan của động vật, bởi trong gan động vật chứa rất nhiều các kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong cà rốt sẽ làm oxy hóa mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic, việc ăn cà rốt kèm sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Ăn kèm thủy, hải sản có vỏ
Các loại thủy hải sản có vỏ đặc biệt là tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa làm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.
Ăn cà rốt quá nhiều và thường xuyên
Tranh xa cach an ca rot sai lam gay hai suc khoe-Hinh-3
 
Cà rốt tuy là loại thực phẩm ngon bổ và rẻ, thế nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Việc dùng quá nhiều cà rốt khiến lợi bất cập hại. Bởi khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.
Do vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên dùng một lượng vừa phải cà rốt mỗi ngày. Bên cạnh nấu các món ngon, hãy thay đổi bằng sinh tố cà rốt vừa thanh mát vừa giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Hoảng hồn những trường hợp đỉa chui vào người kinh dị

(Kiến Thức) - Ngày nay, chuyện bị đỉa chui vào người không còn là trường hợp hiếm. Mới đây, các bác sĩ BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa gắp thành công một con đỉa sống suốt 2 tháng trong thanh quản người đàn ông 41 tuổi.

Ho ra máu vì đỉa dài 6cm sống trong thanh quản
Báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, vào sáng ngày 15/2/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Văn H (41 tuổi, ở Huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện do đau họng, ho ra máu.

Đặc sản kỳ lạ nổi tiếng trên sông Hằng của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Món đặc sản kỳ lạ này thoạt nhìn trông giống như ấu trùng nhưng thực tế  nó lại là một loài cua đặc biệt sống ở sông Hằng của Ấn Độ.

Nếu không trực tiếp đến Ấn Độ thì rất ít người biết đến loại đặc sản kỳ lạ của sông Hằng này. Thoạt nhìn những con vật này trông giống như một loại ấu trùng nào đó nhưng nó lại là một loại cua biển, thường sống ở vùng nước sạch, đặc biệt là ở sông Hằng.
Dac san ky la noi tieng tren song Hang cua An Do
 

Người dân Ấn Độ đánh bắt được rất nhiều loại cua có hình dáng kỳ dị này trên sông Hằng. Loài cua này được sơ chế bằng cách bóc bỏ phần mai bên trên,  rửa sạch, sau đó trộn với các loại gia vị đặc biệt ở địa phương.

Dac san ky la noi tieng tren song Hang cua An Do-Hinh-2
 
Sau khi thịt cua được tẩm ướp và ngấm gia vị, nó sẽ được chiên trong một cái chảo ngập dầu.