Trận đánh nào khiến Liên Xô mất 1.200 máy bay trong 1 ngày?

Vào ngày 22/6/1941 - ngày Đức xâm lược Liên Xô, Hồng quân bị tổn thất tới 1.200 máy bay. Thậm chí trong số đó, có tới một nửa phi cơ chưa kịp cất cánh.

Nước Nga hiện tại và Liên Xô trong quá khứ bắt đầu nhận thức rõ về tầm quan trọng của phi cơ quân sự trong những ngày đen tối hứng chịu đòn xâm lược của nước Đức Quốc xã.

Thế chiến thứ 2 đánh dấu sự trưởng thành của không quân Nga (nằm trong Liên Xô) cũng như thời kỳ đen tối nhất của nó.

Tran danh nao khien Lien Xo mat 1.200 may bay trong 1 ngay?

Chiến đấu cơ Il-2 của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mất 1.200 máy bay trong một ngày

Năm 1941, Không quân Liên Xô hứng chịu thất bại thảm họa. Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến Xô-Đức, phía Liên Xô mất gần 70% tổng số máy bay chiến đấu của mình. Vào ngày 22/6/1941 – ngày Đức xâm lược Liên Xô, Hồng quân bị tổn thất tới 1.200 máy bay. Thậm chí trong số phi cơ bị tiêu diệt đó, có tới một nửa chưa kịp cất cánh.

Không quân Đức cũng hứng chịu thiệt hại nặng trong thời kỳ này. Tuy nhiên cán cân so sánh bất lợi cho bên Liên Xô. Tổn thất vào ngày 22/6 là một cú sốc lớn cho các tướng lĩnh Xô viết. Sau khi bay thị sát quanh các sân bay thuộc quyền quản lý của mình bị phát xít tàn phá, tư lệnh lực lượng không quân của quân khu Belorusiaan đã tự sát vì thất vọng.

Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) lúc đó được coi là mạnh nhất thế giới. Nhờ vào năng lực tác chiến tốt, chỉ cần đến mùa đông là quân Đức đã biến được lợi thế đông gấp 3 của không quân Liên Xô thành con số 0, đạt được sự cân bằng về số lượng – điều này cộng thêm với ưu thế chất lượng của Luftwaffe đã giúp không quân Đức chiếm ưu thế trên bầu trời.

Phi công Đức định vị được mục tiêu bằng việc sử dụng các trạm theo dõi vận hành hiệu quả, nhờ đó vô hiệu hóa được ưu thế chiến thuật của phi cơ Xô viết tại nhiều khu vực chiến trường khác nhau. Các phi công Hồng quân tỏ rõ tinh thần xả thân anh hùng, thường sẵn sàng đâm va máy bay đối phương nhưng điều này không đủ để đảo ngược tình thế.

Lý do thất bại

Hồng quân sở hữu các loại máy bay vừa nhiều vừa đa dạng. Trong đó có các phi cơ mới như Il-2 (biệt hiệu “Xe tăng bay”) và các phi cơ lỗi thời, với số lượng nhiều gấp 3 lần máy bay mới.

Tuy nhiên bản thân các máy bay mới của Liên Xô cũng có nhược điểm về động cơ và hệ thống liên lạc. Lớp giáp của tiêm kích cơ Liên Xô kém đến mức ngay cả các khẩu súng máy loại nhẹ của oanh tạc cơ Đức cũng đủ sức xuyên thủng.

Việc huấn luyện phi công quân sự Liên Xô lúc đó là theo kiểu cung cấp “lúa non”. Phi công gần như chỉ có thời gian học cách vận hành máy bay mới. Ngay trước cuộc chiến tranh vệ quốc, các trường phi công Xô viết đã phải lao động cật lực thêm giờ, cho “ra lò” hàng ngàn phi công mới. Số lượng học viên tốt nghiệp trường phi công lớn tới mức nhiều người không được trở thành sĩ quan để tránh tình trạng quá đông đội ngũ chỉ huy.

Không phải tất cả các phi công trẻ đều đạt đến cấp độ chuyên nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong cuộc chiến Liên Xô-Phần Lan trong 2 năm 1939-1940. Trong cuộc chiến này, một lực lượng nhỏ không quân Phần Lan đã gây cho không quân Xô viết nhiều vấn đề nghiêm trọng cho dù phía Liên Xô chiếm ưu thế áp đảo về số lượng máy bay.

Gốc rễ vấn đề

Tuy nhiên vấn đề vì sao năm 1941 là năm thảm họa đối với không quân Liên Xô lại phức tạp hơn nhiều. Cần lưu ý rằng việc xây dựng lực lượng không quân Liên Xô “đủ lông đủ cánh” mới chỉ bắt đầu trước chiến tranh 10 năm.

Các nhà máy sản xuất máy bay thường mới được xây dựng trên các bãi mới giải phóng mặt bằng ở vùng nông thôn, lại không có đủ cả vật liệu lẫn kỹ sư và công nhân. Mà phi cơ quân sự lại đòi hỏi rất cao về kỹ thuật, ngành hàng không cần đến sự hỗ trợ của công nghiệp hóa chất, điện tử và luyện kim phát triển cao. Các hỗ trợ này cũng được xây dựng cấp tốc để dùng luôn.

Các nhà thiết kế của Liên Xô chủ yếu nghiên cứu thông qua phương pháp thử và sai. Các nhược điểm của động cơ máy bay giới hạn mức độ tự do hành động của phi công và các nỗ lực giải quyết các vấn đề này trong ngắn hạn đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc thiếu sĩ quan chỉ huy có năng lực cũng là một vấn đề lớn. Lãnh đạo của Liên Xô đã có một số sai lầm khiến cho Hồng quân bị mất nhiều cán bộ giỏi từ trước khi nổ ra chiến tranh.

Mức độ huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến của các phi công Liên Xô không đạt đến mức độ cần thiết và họ vẫn đang trong quá trình hấp thụ các bài học rút ra từ thời gian chiến đấu bên phe Cộng hòa chống phát xít trong Nội chiến Tây Ban Nha vài năm trước đó.

Nước Nga 100 năm trước trông như thế nào qua ảnh

Hãy cùng xem những bức ảnh cực kỳ ấn tượng mô tả đất nước Liên Xô non trẻ ra đời giữa những năm tháng loạn lạc của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh

Cuộc nội chiến xảy ra sau Cách mạng 1917 kết thúc vào năm 1923. Chỉ còn những cuộc đối đầu nhỏ cuối cùng ở Siberia và Viễn Đông. Điều đó có nghĩa là những người Bolshevik đã nắm mọi quyền lực trong nước.

Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-2
Vào ngày 30/12/1922, Liên Xô chính thức được thành lập, có nghĩa là đây chính thức là năm đầu tiên của quốc gia mới.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-3
Đất nước Liên Xô non trẻ bao gồm các hiệp hội nghề nghiệp, quyền lực của các hội đồng (xô viết) bao gồm công nhân, nông dân, binh lính và nhiều thứ mới khác, bao gồm cả các biểu hiện quần chúng có tổ chức.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-4
Từ năm trước, ngày 23/2 chính thức được đặt là 'Ngày Hồng quân' (nay vẫn là ngày lễ, gọi là 'Ngày Chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc'). Ảnh cảnh kỵ binh và người trượt tuyết vui vẻ trong lễ kỷ niệm ngày Hồng quân ở Moscow.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-5
Lễ kỷ niệm 'Ngày Hồng quân' cũng có một cuộc diễu hành, nơi các sinh viên của các đơn vị quân đội cũng tham gia.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-6
Rất nhiều nông dân trên khắp đất nước đã tình nguyện gia nhập Hồng quân.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-7
Năm 1923, xã hội thể thao vô sản 'Dynamo' được thành lập. Những người Bolshevik đã sắp xếp nhiều hoạt động để loại bỏ mọi thứ còn sót lại của chế độ cũ và thời Sa hoàng. 
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-8
Từ năm 1919, những người Bolshevik bận rộn với chiến dịch lớn của họ để xóa nạn mù chữ . Họ bắt buộc mọi công dân trong độ tuổi từ 8 đến 50 phải biết đọc biết viết. Nhiều trường học mới được mở cho trẻ em, trong khi người lớn cũng tham gia các lớp học trong các câu lạc bộ của công nhân.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-9
Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nước Nga 100 năm trước vô cùng phức tạp và đất nước bắt đầu lâm vào cảnh nghèo đói.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-10
Sau Thế chiến thứ nhất và Nội chiến, rất nhiều trẻ em được đưa vào trại trẻ mồ côi.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-11
Để xử lý tình hình kinh tế, những người Bolshevik đã thực hiện một bước bất ngờ. Họ giới thiệu lại doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những nới lỏng này sẽ đi vào lịch sử với tên gọi 'Chính sách kinh tế mới' (NEP).
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-12
Các quý tộc thời đó đôi khi phải bán tất cả đồ đạc và thậm chí cả quần áo để mua thức ăn.
Nuoc Nga 100 nam truoc trong nhu the nao qua anh-Hinh-13
Vào ngày 21/2/1923, chiếc máy bay đầu tiên do huyền thoại Andrei Tupolev chế tạo đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên thành công. Tupolev 'ANT-1' là máy bay thử nghiệm lần đầu tiên sử dụng kim loại (hợp kim nhôm) để chế tạo. Ảnh: RBTH. 

12, 13, 14 và 15/2, 3 con giáp sẽ “hái ra tiền“

Từ 11/2 đến 15/2, vũ trụ đảo ngược, Thần tài được đề cử, quý nhân xuất hiện, 3 con giáp "tiền chất chất như núi".

12, 13, 14 va 15/2, 3 con giap se “hai ra tien“Con giáp Hợi. Người tuổi Hợi thông minh lanh lợi, có năng lực trong sự nghiệp.