Top thực phẩm chứa nhiều sắt hơn thịt

Nếu bạn ăn chay hoặc đang lên kế hoạch ăn chay, bạn có thể quan tâm đến lượng sắt trong thực phẩm dưới đây.

Mặc dù thịt được xem là một trong những nguồn bổ sung sắt, song vẫn có những lựa chọn khác để tăng lượng sắt trong chế độ ăn.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là nguồn thực phẩm cung cấp sắt dồi dào. 3 chén rau chân vịt chứa khoảng 18mg sắt. Ăn salad rau chân vịt có thể cung cấp cho bạn lượng sắt được khuyến cáo hàng ngày.
Top thuc pham chua nhieu sat hon thit
Ảnh minh họa. 
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh không chỉ chứa sắt mà còn giàu các dưỡng chất quan trọng như vitamin K, magiê và vitamin C, giúp cơ thể hấp thu sắt. Đây là một trong những thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho người ăn chay.
Đậu lăng
Một chén đậu lăng chứa nhiều sắt hơn cả thịt. Đậu lăng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein trong chế độ ăn.
Cải xoăn
Bạn hãy bổ sung cải xoăn vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.
Cải chíp
Cải chíp cũng là nguồn cung cấp vitamin A và sắt cho cơ thể.
Khoai tây nướng
Một củ khoai tây nướng to chứa lượng sắt nhiều gấp 3 lần một phần thịt gà. Đây được xem là một thực phẩm hàng đầu để bổ sung sắt.
Hạt vừng
Một thìa hạt vừng chứa 1,3mg sắt. Bạn hãy thêm hạt vừng vào chế độ ăn hàng ngày.
Hạt điều
Ngoài protein, hạt điều cũng là nguồn cung cấp sắt. ¼ chén hạt điều chứa khoảng 2g sắt.
Đậu nành
Một chén đậu nành nấu chín chứa 8-9mg sắt. Đậu nành còn cung cấp lượng protein dồi dào.
Đậu gà
Một chén đậu gà chứa 4,7mg sắt. Bạn có thể kết hợp đậu gà với các loại rau khác trong chế độ ăn.
Đậu phụ
Nửa chén đậu phụ chứa khoảng 3mg sắt. Đậu phụ là thực phẩm dễ dàng kết hợp trong nhiều món ăn.

Phong trào phản đối thực phẩm GMO có đi ngược lại khoa học?

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học độc lập và 6 "ông" lớn về thực phẩm biến đổi gen đang chiến đấu với những người tiêu dùng mất lòng tin với thực phẩm GMO.

Phong trao phan doi thuc pham GMO co di nguoc lai khoa hoc?

Phong trào phản đối thực phẩm biến đổi gen hiện nay khá phổ biến. Tinh thần của đám đông đã khiến ý kiến chủ quan thành những sự đe dọa, nhất là nơi nào có sự hiện diện của cộng đồng nghiên cứu thực phẩm GMO. Điều này khiến nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực này phải che giấu các phòng thí nghiệm của mình và không dám đề tên các nghiên cứu được công bố. (Ảnh: Geneticliteracy) 

Phẫu thuật thành công cho BN nhiễm HIV lóc động mạch chủ type A

Đây là ca bệnh đầu tiên mắc hội chứng lóc động mạch chủ type A trên nền nhiễm HIV tại Việt Nam được cứu sống. tại BV Hữu nghị Việt Đức.

Bệnh nhân được cứu sống là nữ - 42 tuổi mắc hội chứng Marphan, phát hiện HIV từ năm 2005, điều trị thuốc ARV từ năm 2015. Bệnh nhân nhập viện ngày 4/5/2017.

Ngày 09/05/2017 kíp mổ do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – BV Hữu nghị Việt Đức cùng TS.BS Phùng Duy Hồng Sơn, Khoa phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực tiến hành phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết ca mổ rất phức tạp bởi bệnh nhân mắc hội chứng Marphan. Marphan là bệnh lý bẩm sinh, di truyền gây tổn thương mô liên kết. Hội chứng Marphan chỉ chiếm ~0.5% dân số. Bệnh nhân mắc hội chứng Marphan có nhiều biểu hiện bệnh lý về mắt, cơ xương khớp, tim mạch...

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị lóc động mạch chủ type A mãn tính, phồng gốc động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hở van hai lá, phồng hình thoi động mạch chủ bụng dưới thận.

Phau thuat thanh cong cho BN nhiem HIV loc dong mach chu type A
 PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – BV Hữu nghị Việt Đức - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, lóc động mạch chủ type A là bệnh lý nặng nguy hiểm tính mạng. Lóc động mạch chủ chỉ gặp với tần suất 3-4 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Bệnh nhân lóc động mạch chủ nếu không được điều trị tỉ lệ sống sau 1 năm dưới 10%.
Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị nhiễm HIV nên hệ miễn dịch bị suy giảm, vì thế nguy cơ nhiễm trùng rất cao trong và sau mổ. Ben cạnh đó, do bệnh nhân bị nhiễm HIV nên nguy cơ phơi nhiễm HIV đối với kíp bác sĩ thực hiện mổ là rất cao.
Kíp phẫu thuật đã tiến hành thay van động mạch chủ, thay động mạch chủ lên, cắm lại hai động mạch vành, sửa van hai lá có vòng van. Ca mổ kéo dài suốt 8 giờ đồng hồ.
Sau mổ, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản sau 6 giờ, quá trình hậu phẫu diễn ra thuận lợi. Bệnh nhân đã được chuyển sang Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và được điều trị nội khoa sau mổ. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong tuần tới.