Tổng thống Trump sẽ “mạnh tay” với Trung Quốc từ năm 2018

Giới doanh nghiệp và các nhà phân tích Mỹ nhận định chính quyền Tổng thống Trump sẽ sớm công bố những biện pháp trừng phạt thương mại mới với Trung Quốc kể từ đầu năm 2018.

Tổng thống Trump có thời hạn đến cuối tháng 1/2018 phải phản hồi trước nhiều đề nghị của các công ty Mỹ về việc áp đặt thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu đối với pin mặt trời và máy giặt do Trung Quốc sản xuất. Các quan chức thương mại nhận định hai mặt hàng này gây tổn hại cho nhà sản xuất Mỹ, khuyến nghị tổng thống có biện pháp ngăn chặn.
Tổng thống Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Nhà Trắng. Ảnh: Reuters. 
Theo Reuters, Tổng thống Trump cũng có thể tuyên bố giới hạn đầu tư mới từ Trung Quốc vào Mỹ, hoặc đơn phương nâng mức thuế trong lúc chờ kết luận từ cuộc điều ra rằng Bắc Kinh không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài.
Giới doanh nghiệp cho rằng những hành động mạnh tay từ chính quyền Trump có thể dẫn đến một cuộc chiến tốn kém với cả hai bên.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Thương mại Mỹ, sau sự chỉ đạo của ông Trump, đang điều tra những tác động đến an ninh quốc gia khi Mỹ nhập khẩu quá nhiều nhôm và thép từ Trung Quốc.
Các biện pháp cụ thể sẽ sớm được chính quyền Trump công bố trong vài tuần tới. Từ khi tranh cử đến khi chiến thắng, ông Trump luôn lặp lại lời hứa rằng sẽ chấn chỉnh việc giao thương với Trung Quốc, khi nước này là nguyên nhân dẫn đến thất thoát hàng triệu việc làm tại Mỹ.
Tuy nhiên, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 11, Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ trích các nước mà quy trách nhiệm cho những người tiền nhiệm đã gây ra thâm hụt thương mại. Dù ông Trump luôn khẳng định chính sách “nước Mỹ trước tiên”, sự thâm hụt này ngày càng mở rộng trong năm đầu nhiệm kỳ của ông.

Những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới năm 2017

(Kiến Thức) - Khá bất ngờ khi năm nay, Nhật Bản không còn là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới do Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới bình chọn.

Theo Business Insider, Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã cho công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2017. Trong đó, người dân ở Hồng Kông (Trung Quốc) có tuổi thọ trung bình cao nhất (84,3 tuổi). Ảnh: BI.
 Theo Business Insider, Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã cho công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2017. Trong đó, người dân ở Hồng Kông (Trung Quốc) có tuổi thọ trung bình cao nhất (84,3 tuổi). Ảnh: BI.

Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83,8 tuổi, đứng ở vị trí thứ hai. Theo số liệu của WEF, các quốc gia có tuổi thọ cao nhất năm 2017 hầu hết tập trung ở Châu Á và Châu Âu, trong khi những nước ở Châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất. Ảnh: BI.
Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83,8 tuổi, đứng ở vị trí thứ hai. Theo số liệu của WEF, các quốc gia có tuổi thọ cao nhất năm 2017 hầu hết tập trung ở Châu Á và Châu Âu, trong khi những nước ở Châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất. Ảnh: BI.

Người dân Italy cũng có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới. Trung bình, họ sống đến 83,5 tuổi. Ảnh: BI.
Người dân Italy cũng có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới. Trung bình, họ sống đến 83,5 tuổi. Ảnh: BI.

Tuổi thọ trung bình của người dân Tây Ban Nha là 83,4 tuổi. Ảnh: BI.
Tuổi thọ trung bình của người dân Tây Ban Nha là 83,4 tuổi. Ảnh: BI.

Thụy Sĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và mức sống cao. Tuổi thọ trung bình của người dân quốc gia Châu Âu này lên tới 83,2 tuổi. Ảnh: BI.
 Thụy Sĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và mức sống cao. Tuổi thọ trung bình của người dân quốc gia Châu Âu này lên tới 83,2 tuổi. Ảnh: BI.

Quốc gia có tuổi thọ cao khác trong danh sách này là Iceland, với tuổi thọ trung bình là 82,9 tuổi. Ảnh: BI.
 Quốc gia có tuổi thọ cao khác trong danh sách này là Iceland, với tuổi thọ trung bình là 82,9 tuổi. Ảnh: BI.

Trung bình người dân Pháp sống đến 82,7 tuổi. Ảnh: BI.
 Trung bình người dân Pháp sống đến 82,7 tuổi. Ảnh: BI.

Thụy Điển và Singapore cùng đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách những nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở hai quốc gia này là 82,6 tuổi. Ảnh: BI.
 Thụy Điển và Singapore cùng đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách những nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở hai quốc gia này là 82,6 tuổi. Ảnh: BI.

Cuộc sống ở Australia khá dễ chịu. Trung bình, người dân quốc gia này sống đến 82,5 tuổi. Ảnh: BI.
Cuộc sống ở Australia khá dễ chịu. Trung bình, người dân quốc gia này sống đến 82,5 tuổi. Ảnh: BI.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Luxembourg đều có tuổi thọ trung bình năm 2017 là 82,2 tuổi. Ảnh: Lính Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, ngày 28/1/2016. Ảnh: BI.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Luxembourg đều có tuổi thọ trung bình năm 2017 là 82,2 tuổi. Ảnh: Lính Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, ngày 28/1/2016. Ảnh: BI.

Bất ngờ cách người dân Liên Xô tận hưởng cuộc sống

(Kiến Thức) - Khác với xã hội phương Tây, người dân Liên Xô có cách tận hưởng cuộc sống khá đặc biệt, điều khó có thể thấy được trong xã hội hiện đại ngày nay.

Những lúc rảnh rỗi, người dân Liên Xô thường làm những điều mình thích để giúp họ cảm thấy yêu đời hơn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng. Ảnh: Hai người đàn ông đánh đàn cho mọi người nghe trong lúc nghỉ giải lao. Ảnh: ER.
Những lúc rảnh rỗi, người dân Liên Xô thường làm những điều mình thích để giúp họ cảm thấy yêu đời hơn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng. Ảnh: Hai người đàn ông đánh đàn cho mọi người nghe trong lúc nghỉ giải lao. Ảnh: ER.